Đào tạo Tiếng Hàn Quốc ở Việt Nam - Thực trạng và những thách thức trong bối cảnh mới
Abstract
Năm 2021 là năm bản lề chuẩn bị cho 30 năm kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc ngành đào tạo tiếng Hàn Việt Nam cũng đã bước qua chặng đường 30 năm hình thành và phát triển. Đây là thời điểm cần có những nghiên cứu có tính đúc kết để nhìn lại những thành tựu cũng như chỉ ra các thách thức cho sự phát triển của ngành. Với tinh thần đó, bài viết tập trung vào hai vấn đề chính như sau: i. Tìm hiểu thực trạng tình hình đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam trong 30 năm qua, trong đó tập trung chỉ ra các thành tựu, khó khăn cũng như lý giải điều kiện, những nhân tố tạo nên diện mạo của ngành đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam hiện nay; ii. Chỉ ra bối cảnh mới, đặc biệt là những thay đổi mang tính thời đại như các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc có liên quan, vị thế của tiếng Hàn tại Việt Nam, ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đến giáo dục nói chung và giáo dục tiếng Hàn nói riêng, từ đó chỉ ra những vấn đề đặt ra cho ngành đào tạo tiếng Hàn Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ngày nhận 08/10/2021; ngày chỉnh sửa 07/11/2021; ngày chấp nhận đăng 16/11/2021
Keywords
References
ASEAN-KOREA CENTRE. 2021. “Resources – Statistics” (https://aseankorea.org) . Truy cập tháng 10 năm 2021.
Chính phủ. 2021. “Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 30.3.2021”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (https://luatvietnam.vn). Truy cập tháng 10 năm 2021.
Kim Gyeong Min. 2020. “Kế hoạch phát triển việc đào tạo học viên trung cấp – cao cấp Việt Nam thông qua phân tích những trở ngại của lớp học trực tuyến”. Tạp chí Hàn Quốc 4 (34):53-60.
Lee Gye Sun. 2018. “Hiệu quả kinh tế từ Hallyu ở Việt Nam”. Tạp chí Hàn Quốc 4 (26):23–36.
Lê Thị Thu Giang. 2020. “Dạy và học tiếng Hàn trong thời kỳ Covid – 19: Khảo sát trường hợp Bộ môn Hàn Quốc học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tạp chí Hàn Quốc 4 (34): 24-31.
Lê Thị Thu Giang. 2020.“Thực trạng và triển vọng đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam”, Bài trình bày tại Hội thảo học viện King Sejong năm 2020, Hà Nội.
Ngô Thị Lan Anh, Hoàng Minh Đức. 2021. “Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện này: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng”, Cổng thông tin điện tử Tạp chí Công thương (https://tapchicongthuong.vn) Truy cập ngày tháng 10 năm 2021.
Nguyễn Thị Hiền. 2017. “Tình hình và triển vọng đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt Nam - Phân tích thực trạng và tìm kiếm phương án hợp tác giữa các khu vực trong thời gian tới”. Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế về Hàn Quốc, Đại học Chengchi, Đài Loan.
Nguyễn Thị Phương Mai, Bùi Phan Anh Thư. 2021. “Thực trạng giảng dạy Hàn Quốc học trong lĩnh vực văn hóa xã hội tại bậc đại học ở Việt Nam và hướng phát triển”, Tạp chí Hàn Quốc 4 (38):44-56.
Quỹ Sejong. 2021. 세종학당재단 - 세계 곳곳 세종학당. (https://ksif.or.kr). Truy cập tháng 10 năm 2021.
Vietnamnet. 2021. “Khoảng 1,5 triệu học sinh cần hỗ trợ máy tính để học trực tuyến” (https://vietnamnet.vn). Truy cập tháng 9 năm 2021
김지심 & 강명희. 2010. “이러닝에서 학습자가 인식한 교수실재감과 학습실재감, 학습효과의 구조적 관계 규명”. 아시아교육연구 11권 2호:29-56. (Kim Ji Sim & Kang Myung Hei. 2010. “Mối quan hệ cấu trúc giữa hiện diện giảng dạy, hiện diện học tập và hiệu quả học tập đối với người học trong đào tạo trực tuyến”. Nghiên cứu giáo dục châu Á 11(2): 29-56).
이정민 & 윤석인. 2011. “사이버 대학생의 학습성과에 대한 학습자 동기, 교수재실감, 학습물입의 예측력 검증”. 아시아교육연구 12권 1호: 141-166 (Lee Jeong Min & Yun Seok In. 2011. “Ảnh hưởng của động cơ học tập, sự hiện diện giảng dạy, sự ham học đối với kết quả học tập của sinh viên Đại học Cyber”. Nghiên cứu giáo dục châu Á 12(1): 141-166).
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i4b.907
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172