Quản lý phát triển xã hội và quản trị phát triển xã hội

Nguyễn Thị Thu Hường, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thu Hà

Abstract


Quản lý phát triển xã hội đã, đang và sẽ là một trọng tâm chiến lược phát triển của Việt Nam vì con người, lấy con người làm trung tâm. Tuy nhiên cho đến nay, quản lý phát triển xã hội vẫn còn là vấn đề có nhiều ý kiến, đòi hỏi phải tiếp tục thảo luận. Mục đích chính của bài viết này là góp phần mở rộng thêm sự hiểu biết về quản lý phát triển xã hội từ góc độ lý thuyết, từ đó đề xuất đã đến lúc Việt Nam nên chuyển từ sử dụng khái niệm quản lý sang quản trị phát triển xã hội, phù hợp với bối cảnh phát triển của Việt Nam sau 35 năm đổi mới. Để đạt được mục đích trên, bài viết được chia làm ba phần, trong đó phần đầu trình bày quan điểm của đảng và nhà nước về quản lý phát triển xã hội qua Văn kiện Đại hội XII và XIII; phần hai trả lời câu hỏi quản lý phát triển xã hội là gì; phần ba làm rõ khái niệm quản trị xã hội, từ đó bài viết luận giải tại sao Việt Nam phải chuyển từ quản lý sang quản trị phát triển xã hội nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Ngày nhận 19/10/2021; ngày chỉnh sửa 13/12/2021; ngày chấp nhận đăng 31/12/2021


Keywords


phát triển xã hội; quản lý phát triển xã hội; quản trị xã hội; quản trị phát triển xã hội.

References


Bộ Nội vụ. 2014. “Chuyên đề 3 Một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước”. (https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/files/CS_TLBD_Chuyende3.pdf). Truy cập ngày 11 tháng 08 năm 2020.

Commission on Human Security. 2003. Human Security Now. New York: Communications Development Incorporated in Washington, DC

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2021. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập I). Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.

Đoàn Minh Huấn. 2016. "Quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo tinh thần Đại hội XII của Đảng." Tạp chí Cộng sản (https://tapchicongsan.org.vn/quan-triet-va-thuc-hien-nghi-quyet-ai-hoi-xii-cua-ang/-/2018/41687/quan-ly-phat-trien-xa-hoi%2C-thuc-hien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-theo-tinh-than-dai-hoi-xii-cua-dang.aspx). Truy cập ngày 11 tháng 09 năm 2021.

Human Security Unit. 2009. "Human Security in theory and practice: Application of the Human Security Concept and the United Nations Trust Fund for Human Security " Human Security Unit - Office for the Coordination of Humanitarian Affairs, United Nations

World Bank. 2019. Partnership Programs: Indicative Principles and Standards.

(https://documents1.worldbank.org/curated/en/580421468332070197/pdf/483940PUB0IEG010Box338903B01PUBLIC1.pdf). Accessed June 27, 2019.

Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Quang Minh, Nguyễn Thị Việt Hà. 2018. "Quản lý phát triển xã hội và đảm bảo an ninh con người: Từ những góc nhìn, quan điểm khác nhau đến một số vấn đề đặt ra." Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 4(4):463-70.

Phạm Quang Minh (Chủ biên). 2019. Quản lý phát triển xã hội Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật.

Phạm Quang Minh, Nguyễn Tuấn Anh. 2019. "Thế chế và quản lý phát triển xã hội bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bền vững: Kinh nghiệm quốc tế, những vấn đề của Việt Nam và định hướng đổi mới, hoàn thiện trong giai đoạn mới." Trang. 217-34 trong Niên giám khoa học năm 2018 - Tập III Những vấn đề về văn hóa, xã hội và con người edited by Hội đồng Lý luận Trung ương. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2021. Country Report: Vietnam as an ageing Society. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.

World Bank. 1989. Sub-Saharan Africa: From Crisis to Sustainable Growth. (https://documents1.worldbank.org/curated/en/498241468742846138/pdf/multi0page.pdf). Truy cập ngày 15 tháng 06 năm 2018.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i3b.888

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172