Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1930-1935

Trương Thị Phương

Abstract


Truyền đơn là một loại hình báo chí đặc biệt, một công cụ tuyên truyền hiệu quả. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi trọng đến việc tuyên truyền, vận động cách mạng. Trong suốt những năm đấu tranh chống thực dân Pháp, thông qua truyền đơn đảng đã kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh dưới ngọn cờ vô sản, tạo nên nhiều thắng lợi vẻ vang. Trong những năm 1930 đến năm 1935, cùng với báo chí bí mật, truyền đơn đóng quan trọng, là công cụ tuyên truyền hiệu quả, vũ khí sắc bén của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cao trào cách mạng 1930-1931 và giai đoạn phục hồi tổ chức đảng trong giai đoạn 1932-1935. Bằng việc sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, bài viết làm rõ tình hình Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1935 (cả về kinh tế, chính trị và phong trào đấu tranh cách mạng), chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng, cũng như phân tích về hình thức, nội dung của truyền đơn cách mạng giai đoạn 1930-1935. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh được sử dụng trong việc thống kê truyền đơn và đưa ra những đánh giá về truyền đơn cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1935 về đặc điểm, tính chất và vai trò của truyền đơn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn trên.

Ngày nhận 15/11/2021; ngày chỉnh sửa 27/12/2021; ngày chấp nhận đăng 31/12/2021


Keywords


Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Đông Dương; truyền đơn cách mạng; nhân dân; phong trào cách mạng

References


Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An. 1995. Lịch sử Đảng bộ Nghệ An tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương. 2000. Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Công sản Việt Nam 1930-2000. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Kho tư liệu

Đảng bộ tỉnh An Giang. 1986. Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1927-1975)

Đảng Cộng sản Việt Nam. 1999. Văn kiện Đảng toàn tập tập 2 1930. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2000). Văn kiện Đảng toàn tập tập 4 1932-1934. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Phông số 03 (Sưu tập sách báo truyền đơn của Đảng 1925-1945), sưu tập 2 (Sưu tập truyền đơn); Phông 04 Sưu tập tài liệu của khối Chính quyền cũ.

Trần Văn Giàu. 2003. Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Quyển I. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Trần Huy Liệu. 2003). Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Hồ Chí Minh. 2002. Toàn tập tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Dương Trung Quốc. 2000. Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Viện Lịch sử Đảng, tư liệu Thư viện.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Phông Tòa Đốc lý Hà Nội (Mairie de Hanoi) (MHN), hồ sơ 3588.

Circulaire confidentielle N0. 60-C du 18 Décembre 1934 du M. le Gouverneur de la Cochichine aux Administrateurs, Chefs de provinces sur l’activité communiste révolutionnaire (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45/231(1)).

Rapport du mois de Janvier 1935 sur des tracts communistes signalés en province (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45/231(5)).

Note confidentielle N0, 36-C du 19 Juin 1930 de l’Administrateur de Long Xuyen à M. Gouverneur de la Cochinchine sur les tracts à Long Xuyen (Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Phông Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45/221(3)).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i3b.873

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172