Quá độ và chuyển đổi hệ hình giáo dục ở Việt Nam: Trường hợp khoa cử cải lương (1906-1919)

Phạm Văn Khoái

Abstract


Khoa cử cải lương (1906-1919) có thể được xem như là một trong những trường hợp có tính tiêu biểu cho vấn đề quá độ và chuyển đổi hệ hình giáo dục ở Việt Nam vì đã chuyển đổi hệ thống giáo dục khoa cử từ chương chữ Hán mang tính chuyên nghiệp làm quan sang giáo dục Pháp - bản xứ (giáo dục Pháp - Việt) bằng cách thực hiện một hệ thống giáo dục quá độ mang tính phân cấp (ấu học, tiểu học, trung học), phân môn với 3 loại giáo quy (giáo quy chữ Hán, giáo quy Quốc ngữ, giáo quy Pháp ngữ và sự phân nhiệm môn học theo giáo quy). Tính phân cấp, phân môn, phân nhiệm cho ba loại giáo quy và giới hạn trần tuổi nhằm tạo ra lối thoát hẹp cho những người trong cuộc đã làm cho khoa cử cải lương là quá độ và chuyển đổi giáo dục mang tính “đa ngôi”, “đa biến tố”, “đa kết quả theo ngôi”  trong lịch sử hệ hình giáo dục Việt Nam.

Ngày nhận 09/9/2021; ngày chỉnh sửa 06/12/2021; ngày chấp nhận đăng 30/12/2021


Keywords


quá độ và chuyển đổi giáo dục; hệ hình giáo dục Việt Nam; khoa cử cải lương; “đa ngôi”; “đa biến tố”.

References


“Cái vấn đề giáo dục ở nước nam ta ngày nay bàn về bộ “Học chính tổng quy”, Tạp chí Nam Phong số 12, tháng 6 năm 1918, 324- 344.

Dương Kinh Quốc. 2006. Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Hồ Chí Minh. 1945. Thư gửi cho các học sinh nhân ngày khai trường năm 1945, Giám đốc Tiểu học vụ Bắc Bộ sao lục ngày mồng 1 tháng 10 năm 1945. Bản sao, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.

Hội đồng Biên tập Khoa học Nhà xuất bản Bách khoa thư Xô Viết, Viện Ngôn ngữ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. 1990. Bách khoa thư Ngôn ngữ học, Bách khoa thư Xô viết. Moskva.

Nguyễn Q. Thắng. 2005. Khoa cử và Giáo dục Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Văn Khoái. 2016. Hán văn trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906-1919. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phạm Văn Khoái. 2019. “Khoa cử cải lương (1906-1919): Bước quá độ và chuyển đổi từ khoa cử chữ Hán sang giáo dục Pháp - Việt”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 520: 3-18.

Phan Bội Châu, Chương Thâu (sưu tầm). 2001. Phan Bội Châu Toàn tập. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa và Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Đông Tây.

Trần Thị Phương Hoa. 2012a. “Giáo dục ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1915 - Chuyển đổi các trường Nho giáo sang trường Pháp-Việt (http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/van-hoa-hoc-duong40/giao-duc-o-bac-ky-dau-the-ky-xx-den-nam-1915-chuyen-doi-cac-truong-nho-giao-sang-truong-phap-viet#_ftn23). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.

Trần Thị Phương Hoa. 2012b. Giáo dục Pháp Việt ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1945.

(http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGutjTjC2012.1.1). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2021.

Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự. 1961. Lịch sử cận đại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. 2016. Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945). Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172