Tính quy luật trong tiến trình “mở đường” của Trung Quốc (trường hợp Nhất đới nhất lộ)

Trịnh Văn Định

Abstract


Trong bài viết này, chúng tôi muốn chỉ ra cội nguồn và định vị vị trí của hệ thống đường tơ lụa thế kỷ XXI của Trung Quốc trong tiến trình lịch sử của nó. Cơ sở để làm như vậy là bởi hệ thống đường tơ lụa thế kỷ XXI của Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với hệ thống đường tơ lụa cổ xưa và hệ thống Đại Vận Hà (sông đào) trong lịch sử Trung Quốc. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra sự kế thừa, tiếp nối cũng như quy mô, cấu trúc, chức năng của hệ thống đường tơ lụa mới, với hệ thống đường tơ lụa cổ xưa và hệ thống Đại Vận Hà, đặc biệt chúng tôi chỉ ra sự liên đới và mưu đồ của những hoàng đế Trung Hoa thông qua việc kiến tạo hệ thống đường tơ lụa này. Từ đó chúng tôi kết luận về ý đồ thực sự của Trung Hoa ngày nay trong việc kiến tạo hệ thống đường tơ lụa mới. Tư liệu lịch sử và tâm thức lịch sử mà chúng tôi phân tích cho phép kết luận ngược lại với tính mỹ miều của tên gọi của nó, tức tính tơ lụa của con đường, thực chất, nó là con đường chính trị, con đường xâm lược và con đường mở rộng lãnh thổ của Trung Hoa.

Từ khóa: Về chầu; tơ lụa; Thiên Triều; tự nhiên; phi tự nhiên.


Full Text:

 Subscribers Only

References


Cát Kiếm Hùng. 2004a. Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Tập I: “Nhà Tần, Nhà Hán, Ngụy-Tấn và Nam Bắc Triều”, người dịch: Phong Đảo. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Cát Kiếm Hùng. 2004b. Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Tập II: “Nhà Đường, Nhà Lưỡng Tống, Nhà Nguyên”, người dịch Phong Đảo. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Đặng Tây Dụ. 1999. Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Tập II (ba trăm đề mục), nhóm dịch giả Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi 1999a. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

G. Allisson, R.D. Blackwill, A.Wyne. 2013. Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

JaRed Diamond. 2012. Súng vi trùng và thép: Định mệnh của các xã hội loài người, Trần Tiễn Cao Đăng dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Juan Pablo Cardenal và Heriberto Arújo. 2015. Đạo quân Trung Quốc thầm lặng, Bản Việt ngữ Nguyễn Đình Huỳnh. Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Lý Duy Côn chủ biên. 1997. Trung Quốc nhất tuyệt, Tập II, Trương Chính, Phan Văn Các, Ông Văn Tùng, Nguyễn Bá Thính dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Lý Linh. 2007. Táng gia cẩu “ngã độc luận ngữ” (Dịch: Chó nhà có tang: Tôi đọc Luận ngữ). Nhà xuất bản Nhân dân Sơn Tây.

Nghê Kiện Trung. 1998. Trung Quốc trên bàn cân, Phạm Đình Cầu dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Nguyễn Nhã (Tổng hợp và dịch). 2011. Trung Quốc sau khủng hoảng, dưới con mắt các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức, bài Tham vọng của hải quân Trung Quốc.

Peter Navarro và GregAutry. 2012. Chết bởi Trung Quốc, dịch giả Trần Diệu Chân, Tiểu luận những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam. Nhà xuất bản Việt News, in lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2012.

Tập Cận Bình. 2014. Thuật trị quốc (nguyên bản tên cuốn sách là: Đàm trị quốc lý chính). Nhà xuất bản Ngoại văn (bản tiếng Trung).

Tống Thái Khánh. 1994. Thời đại Trung Quốc. Trung Quốc: Nhà xuất bản Nhân dân Quý Châu, được Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng dịch không công bố chính thức.

Trần Dật Lân. 1999. Đại vận hà được hình thành như thế nào? in trong Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Tập I. Nhóm dịch giả Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi 1999b. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Trần Ngọc Vương. 1980. "Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ" Tạp chí Triết học. Số 4: 99-118.

Trịnh Văn Định. 2012. "Biển-thành tố trẻ trong cấu trúc địa chính trị Trung Hoa", Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Số 227: 25-32.

Ulrike Herrmann. 2014. Tây Âu trong tiến trình phát triển kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản: Tri thức.

Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương (Trung Quốc). 2015. Tầm nhìn và hành động thúc đẩy cùng xây dựng vành đại kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI. Văn kiện được Quốc vụ viện Trung Quốc ủy quyền ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2015. Tài liệu này được biên dịch bởi TS. Phạm Sỹ Thành, Trần Hải Yến, Hiệu đính: Phạm Sỹ Thành, thuộc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vladimir Soloviev. 2011. Siêu lý tình yêu, Tập I: “Triết học và thần học”, Biên dịch và tổng hợp: Phạm Vĩnh Cư. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i4.84

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172