Một số hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên

Lương Bích Thủy

Abstract


Bài viết này tập trung phân tích một số hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ trung niên. Khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện trên 512 khách thể từ 40-60 tuổi ở Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Kết quả cho thấy phụ nữ tuổi trung niên thực hiện kiểm soát chỉ số sức khoẻ thể chất ở mức độ trung bình (ĐTB = 3,03, ĐLC = 0,91) với các biện pháp chủ động theo dõi chỉ số cân nặng, chiều cao, số đo cơ thể; Tự cân bằng chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn. Đa số phụ nữ trung niên lựa chọn chỉ khi nào có bệnh mới đi khám sức khoẻ (tỷ lệ 45,9%). Họ thường nhận biết dấu hiệu bị bệnh bằng cách dựa trên những hiểu biết của bản thân (tỷ lệ 55,3%). Khi bị đau ốm về thể chất, phụ nữ trung niên lựa chọn giải pháp phổ biến nhất là ra các hiệu thuốc tự mua thuốc điều trị. Khi có vấn đề về sức khoẻ tinh thần, họ lựa chọn giải pháp chia sẻ với người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tự tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ ở thành thị có mức độ thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cao hơn phụ nữ ở nông thôn. Điều đáng chú ý là giải pháp tìm đến các dịch vụ tham vấn tâm lý, công tác xã hội lại là giải pháp ít được lựa chọn hơn.

Ngày nhận 29/7/2021; ngày chỉnh sửa 4/10/2021; ngày chấp nhận đăng 30/10/2021


Keywords


tự chăm sóc sức khoẻ; phụ nữ tuổi trung niên; sức khỏe thể chất; sức khỏe tinh thần

References


Angus Forbes, Alison While. 2009. “The nursing contribution to chronic disease management: A discussion paper”. International Journal of Nursing Studies. 46: 120–131.

Ayşe Deliktas, Öznur Korukcu, Kamile KuKulu. 2016. “Reflections of health literacy on women health”. In The 2016 WEI International Academic Conference Proceedings, Rome, Italy. 2016: 22 – 26.

Carolyn Chambers Clark. 1998. “Wellness Self-care by Healthy Older Adults”. Journal of Nursing Scholarship. 30 (4): 351-355.

Catherine P. Cook-Cottone, Wendy M. Guyker. 2016 (manuscrip in preparation). “The minful self-care scale: Minful self-care scale as a tool to promote physical, emotional, and cognitive well-being.” (https://www.mmcgmeservices.org/uploads/4/2/2/3/42234941/mindful_self-care_scale_short_form_1_2016-4720.pdf).

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 2015. "Sức khỏe đâu có gì thì khám chi". Báo Tuổi trẻ Online ngày 12/11/2015 (https://tuoitre.vn/suc-khoe-dau-co-gi-thi-kham-chi-1001302.htm)

Đào Văn Dũng, Đỗ Văn Dung. 2013. Y học xã hội và Xã hội học sức khỏe. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Fereshteh Ghaljaei, Nasrin Rezaee, Alireza Salar. 2017. Identifying self-care behaviors in middle-aged women: A qualitative study. Electron Physician 9(11): 5800–5805. DOI: http://dx.doi.org/10.19082/5800

Folorunso Dipo Omisakin, Busisiwe Purity Ncama. 2011. “Self, self-care and self-management concepts: implications for self-management education”. Educational Research 2(12):1733-1737.

Hoàng Bá Thịnh. 2017. Giáo trình Xã hội học sức khỏe. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Thanh Tuấn. 2013. “Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành Hà Nội”. Luận án tiến sĩ ngành Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế. Đại học Y Hà Nội.

Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Trung Thành. 2016. “Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thái nguyên để bảo tồn và phát triển bền vững”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 32 (1): 55-64

Linda Majaj, Majed Nassa and Manuela De Allegri. 2013. “It’s not easy to acknowledge that I’m ill: a qualitative investigation into the health seeking behavior of rural Palestinian women”. BMC Womens Health 13: 26. doi: 10.1186/1472-6874-13-26

Manee Arpanantikul. 2004. “Midlife experiences of Thai women”. Journal of Advanced Nursing 47(1): 49–56. doi:10.1111/j.1365-2648.2004.03064.x

Manee Arpanantikul. 2006. “Self-Care Process as Experienced by Middle-Aged Thai Women”. Health Care for Women International 27: 893–907. DOI: 10.1080/07399330600880533.

Ngô Công Hoàn, Trương Thị Khánh Hà. 2015. Tâm lý học khác biệt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Anh Thành. 2004. “Nghiên cứu việc thực hiện các quy định khám sức khoẻ định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại xã doanh nghiệp”. Tạp chí Y học thực hành 6: 33-36.

Nguyễn Thị Thanh Vân. 2015. “Tìm hiểu tri thức sử dụng cây cỏ trong chăm sóc sức khỏe của người M’Nông (Nghiên cứu tại xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)”. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một 4 (23): 53-58.

Saakvitne, Pearlman & Staff of TSI/CAAP. 1996. Transforming the Pain: A Workbook on Vicarious Traumatization. Used with permission of W. W.Norton & Company, Inc.

Sanisah Saidi. 2015. An Exploration of Self-Care Practice and Self-Care Support of Patients with Type 2 Diabetes in Malaysia. A thesis submitted to The University of Manchester for the degree of Doctor of Philosophy in the Faculty of Medical and Human Sciences.

Trương Thị Khánh Hà. 2013. Giáo trình Tâm lý học phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuyết Loan. 2020. “Then – Nghệ thuật và tâm linh”. Báo Nhân dân Online. (https://nhandan.vn/megastory/2020/01/24/)

WHO. 1983. “Health education in self-car possibilities and limitations”. Report of a Scientific Consultation, Geneva, 21-25 November 1983.

WHO. 1998. “The role of the pharmacists in self-care and self medication”. Report of the 4th WHO consultative group on the role of the pharmacist, Geneva, 1998. www.who.int/medicinedocs/pdf/whozip32e/whozip32e.pdf. Accessed September 4th 2013.

WHO. 2013. Self-care for health – A handbook for community health workers & Volunteers. India: WHO Library Cataloguing-in-Publication data. ISBN 978-92-9022-443-3.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172