Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội tại các trường đại học hiện nay

Mai Linh

Abstract


Hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp đòi hỏi sinh viên cần có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của các môn học thực hành. Đào tạo thực hành công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong hình thành ý thức nghề nghiệp cũng như phương pháp, kỹ năng làm việc của sinh viên. Bài viết phân tích về các vấn đề xung quanh hoạt động đào tạo thực hành tại 6 trường đại học đào tạo sinh viên chuyên ngành công tác xã hội. Nội dung đề cập đến nhận thức và đánh giá của sinh viên về hoạt động thực hành công tác xã hội như triển khai đào tạo các môn thực hành, quy trình thực hành, thời gian và thời lượng thực hành. Từ đó đề xuất giải pháp cải tiến hoạt động thực hành, khắc phục những hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo thực hành công tác xã hội, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội ngày càng cao của xã hội. Bài viết dựa vào số liệu khảo sát 363 bảng hỏi và 52 phỏng vấn sâu với đối tượng sinh viên, giáo viên tại 6 trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội và cán bộ ở các trung tâm công tác xã hội.   

Ngày nhận 13/8/2021; ngày chỉnh sửa 28/9/2021; ngày chấp nhận đăng 30/10/2021


Keywords


đào tạo; đào tạo thực hành; công tác xã hội

References


Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 2015. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2017.

Nguyễn Thị Kim Hoa. 2019. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hành CTXH tại các trường ĐH hiện nay”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Hoa, Mai Linh, Nguyễn Thị Liên. 2021. “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành công tác xã hội ở nước ta hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Chuyên nghiệp hoá các hoạt động thực hành công tác xã hội”, Trường Đại học Lao động Xã hội tổ chức.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172