Lục Vân Tiên trong văn hóa đại chúng Nam Bộ đầu thế kỷ XX nhìn từ lý thuyết liên văn bản

Tạ Thị Thanh Huyền

Abstract


Lục Vân Tiên là tác phẩm truyện thơ Nôm mà sức sống và tầm ảnh hưởng của nó đã trở thành một “hiện tượng” khiến cho giới sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu trong suốt hơn một thế kỷ rưỡi qua không hết ngạc nhiên. Cùng với Truyện Kiều, Lục Vân Tiên là tác phẩm có mức độ “xã hội hóa”, “đại chúng hóa” (mô phỏng, vay mượn, chuyển thể, tái tạo, cải biến), v.v. nhiều nhất trong văn học Việt Nam từ trước tới nay. Trong bài viết này, tác giả khảo sát hiện tượng mà Lục Vân Tiên đã tạo ra chủ yếu trong văn hóa đại chúng vùng Nam Bộ trong giai đoạn giao thời 30 năm đầu thế kỷ XX. Cụ thể là tác giả xem xét tác phẩm này như một “hạ văn bản” trong mối liên hệ với các “thượng văn bản” của nó và phân tích chúng qua lăng kính của các lý thuyết về liên văn bản. Kết quả của khảo sát này có thể góp phần khẳng định vị trí và vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong sự nghiệp sáng tạo nên tấm khảm văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.


Keywords


Lục Vân Tiên; văn hóa đại chúng; lý thuyết liên văn bản

References


Bằng Giang. 1992. Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, tái bản lần 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Cử Hoành Sơn. 1933. Hậu Vân Tiên. Sài Gòn: Nhà in Xưa Nay.

Roland Barthes. 1984. “La mort de l’auteur”. Le bruissement de la langue .

Paris: Seuil, pp. 61-67.

Dương Mỹ Thắm. 2017. “Truyện thơ quốc ngữ Nam Kỳ: Lịch sử sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 14 (11): 60-70.

Đặng Lễ Nghi. 1923. Lục Vân Tiên thơ có hát nam, khách (bổn cũ soạn lại). In lần thứ 3. Sài Gòn: J. Viết.

Eco Umberto. 1979. The role of the reader: Explorations in the Semiotics of Texts. Bloomington: Indiana University Press.

Eco Umberto. 2004. Đi tìm sự thật biết cười (tiểu luận). Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Trung tâm Văn hóa Đông Tây.

Eco Umberto. 2013. Tên của đóa hồng. Lê Chu Cầu dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Genette Gérard. 1997. Palimpsests: Literature in Second Degree, trans. Jane E. Lewin, Richard Macksey (foreword). Cambridge: Cambridge University Press.

Kristeva Julia. 1986. The Kristeva Reader, edited by Toril Moi. New York: Columbia University Press.

Lê Hoằng Mưu. 2018. Hà Hương phong nguyệt: Tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ và bị chính quyền thuộc địa tịch thu, tiêu hủy. Võ Văn Nhơn sưu tầm, chỉnh lý và chú thích. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa - Văn Nghệ.

Lê Mỹ Trung. 2010. “Đọc lại truyện Lục Vân Tiên, trả lại những gì của Nguyễn Đình Chiểu.” Nam Kỳ Lục tỉnh (https://namkyluctinh.org/a-vhbkhao/lemytrung6vantien%5Bf%5D.pdf). Truy cập tháng 12 năm 2020.

Lê Văn Hỷ. 2017. Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lưu Hiệp. 2007. Văn tâm điêu long. Phan Ngọc dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Nguyễn Bá Thời. 1932. Hậu Vân Tiên. Sài Gòn: Nhà in Xưa Nay.

Nguyễn Chánh Sắt. 1920. Nghĩa hiệp kỳ duyên (Chăng Cà Mum). Sài Gòn: Nhà sách Nhị Thiên Đường.

Nguyễn Ngọc Thiện. 2001. Nguyễn Đình Chiểu - về tác gia và tác phẩm. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Tấn Nhì. 1999. “Hệ thống bài bản Đờn ca tài tử”. Nam Kỳ Lục tỉnh (https://sites.google.com/site/cavongco/tai-lieu/bien khao/hethongbaibandhoncataitu). Truy cập tháng 12 năm 2020.

Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự. 2006. Sân khấu cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.

Nguyễn Văn Hầu. 1974. “Thơ trong phong trào nói thơ miền Nam với một số tác phẩm mang tính chất đối kháng”. Tạp chí Bách Khoa 416: 27-34.

Robert Stam and Raengo. 2005. Literature and Film: A Guide to the Theory and Practice of Adaptation. Maiden: Wiley-Blackwell.

Nguyễn Văn Thuấn. 2018. Giáo trình Lý thuyết liên văn bản. Huế: Nhà xuất bản Đại học Huế.

Nguyễn Văn Tròn. 1919. Bùi Kiệm dặm. In lần thứ tư. Sài Gòn: J. Viết.

Nhiều tác giả. 1965. Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nhiều tác giả. 1973. Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Phan Mạnh Hùng. 2016. “Cuộc bút chiến năm 1923 xung quanh tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu.” Tạp chí Xưa và Nay 471: 55-59.

Thạch Phương (chủ biên). 1982. Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời. Ty Văn hóa và thông tin Bến Tre xuất bản.

Trần Phong Sắc. 1925. Hậu Vân Tiên. Sài Gòn: Nhà in Xưa Nay.

Trần Văn Khải. 1970. Nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Sài Gòn: Nhà sách Khai Trí.

V.C. 1922. Lục Vân Tiên tuồng. In lần thứ nhất. Hà Nội: Phù Văn.

Wang Jia. 2015. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh - Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ Việt Nam giai đoạn 1900-1930. Luận án Tiến sĩ Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Ngữ liệu khảo sát

Nguyễn Hữu Hiệp, Lê Minh Quốc (sưu tầm, biên soạn). 1998. Thơ thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng: Lưu hành tại Nam kỳ đầu thế kỷ XX. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i3.641

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172