Phù Nam từ một góc nhìn mới

Vũ Minh Giang

Abstract


Phù Nam là một thực thể lịch sử tồn tại trong khoảng 7 thế kỷ đầu công nguyên nhưng để lại một di sản văn hóa rất đồ sộ. Vì nhiều lý do mà lịch sử của vương quốc này cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Từ một cách nhìn mới có thể thấy trên nhiều mặt, Phù Nam không hoàn toàn giống với những gì được các nhà nghiên cứu trước đây mô tả. Trong một thời gian dài, Phù Nam chỉ được biết đến qua những ghi chép tản mạn, sơ sài của thư tịch cổ Trung Hoa. Sau phát hiện di chỉ khảo cổ học Óc Eo của Louis Malleret, lịch sử vương quốc Phù Nam trở nên sáng rõ hơn. Nhưng do chiến tranh, công cuộc nghiên cứu bị ngăn trở. Sau năm 1975 Phù Nam tiếp tục được nghiên cứu, nhưng chủ yếu trên phương diện khảo cổ học. Những điểm mới quan trọng trong nhận thức khoa học trước hết là về cư dân chủ thể của vương quốc Phù Nam, theo đó Óc Eo là một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa với chủ thể là cộng đồng cư dân xếp vào nhóm ngôn ngữ Malayo - Polinesian. Một trong những điểm mới trong nghiên cứu Phù Nam là sự kết hợp phân tích các tư liệu lịch sử với các dữ liệu về cổ địa mạo và cổ khí hậu. Điều này góp phần giải thích vì sao Nam Bộ cho đến tận thế kỷ XVII vẫn còn là một vùng đất tương đối hoang vu. Những kết quả nghiên cứu mới cho thấy sức sống mạnh mẽ của văn hóa Óc Eo, mặc dù về mặt nhà nước Phù Nam đã bị diệt vong từ thế kỷ VII, nhưng dấu tích vật chất trong các di chỉ khảo cổ có niên đại sau đó vẫn tiếp nối truyền thống văn hóa Óc Eo.


Keywords


Phù Nam; Oc Eo; vùng đất Nam Bộ.

References


Cœdès George. 1906. “La Stele de Ta-Prohm”. Bulletin de l'Ecole francaise d'Extreme-Orient (BEFEO). Hanoi, VI.

Cœdès George. 1944. Histoire ancienne des États hindouisés d'Extrême-Orient. Ha Noi: Imprimerie d'Extrême-rient.

Hall Kenneth R. 1982. The “Indianization” of Funan: An Economic History of Southeast Asia's First State. London: Macmillan.

Hall Kenneth R. 1985. Maritime Trade and Strate Development in early Southeast Asia, University of Hawaii Press.

Higham Charles. 2002. Early Cutures of Mainland Southeast Asia. Bangkok: Riverbooks.

Higham Charles, Kijngam A. and Talbot S. (eds.) 2007. The Origins of Civilization of Angco, Vol II: The Excavations of Noen U-Loke and Non Muang Kao. Bangkok.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. 2008. Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Lê Hương. 1974. Sử liệu Phù Nam. Sài Gòn: Nhà xuất bản Nguyên Nhiều.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải. 1995. Văn hoá Óc Eo, những khám phá mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Liêu Kim Sanh. 1983. "Hải xâm hải thoái xưa ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Nam Bộ". Trang 74-85 trong Văn hoá Óc Eo và các văn hoá cổ ở Đồng bằng sông cửu Long. Long Xuyên.

Lương Ninh. 2006. Nước Phù Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Manguin Pierre-Yves. 2009. "The Archaeology of Fu Nan in the Mekong River Delta: The Ocs Eo Culture of Viet Nam". Trang 103-118 trong Nancy Tingley (ed.) Arts of Ancient Viet Nam – From River Plain to Open Sea. London: Yale Uni Press.

O'Reilly Dougald J. W., Angela Von Den Driesch and Vuthy Voeun. 2006. “Archaeology and Archaeozoology of Phum Snay: A Late Prehistoric Cemetery in Northwestern Cambodia”. Asian Perspectives 45(2): 188-211.

Pelliot Paul. 1903. "Le Fou-nan". BEFEO 3: 248-327.

Sanderson, D.C.W et al. 2003. “Luminescene dating of anthropogenically reset canal sediments from Angco Borei, Mekong delta, Cambodia”. Quatenary Science Reviews 22: 1111-1121.

Trần Văn Giàu (Chủ biên). 1987. Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tập I. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

Vickery Michael. 2003. “Funan reviewed: Deconstructing the Ancients”. Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient Tome 90/91:101-143.

Vũ Minh Giang (Chủ biên). (2006). Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nxb Thế giới.

Vũ Minh Giang, Nguyễn Việt. 2017. Vùng đất Nam Bộ tập II Từ cội nguồn đến thế kỷ VII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Wolters Oliver W. 1999. History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives. Institute of Southeast Asian Studies: Revised Edition.

姚思廉: 梁書 (Diêu Tư Liêm: Lương thư)

康泰, 朱应: 扶南传. 中国 古籍 百度自由的网络百科全书 (Khang Thái, Chu Ứng: Phù Nam truyện, Trung Quốc cổ tịch mạng Bách khoa thư mở Baidu.

李延寿: 南史, 卷七十八, 列传第六十八, 扶南国. 天 涯 知 識 庫 (Lý Diên Thọ: Nam sử, quyển 78, Liệt truyện thứ 68 Phù Nam quốc). Thiên nhai tri thức khố. http://book.sbkk8.com/

楊孚1936 異物志 (Dương Phù: Dị vật chí), 商務印書館 (Thương vụ ấn thư quán), 上海 (Thượng Hải).

歐陽修, 宋祁. 2017. 新唐書 (Âu Dương Tu, Tống Kỳ: Tân Đường thư)

陳壽. 2016. 三国志卷六十, 吳書 卷十五, 百度百科自由 的网络百科全书. 北京 (Trần Thọ: Tam Quốc chí, quyển 60. Ngô thư quyển 50. Bách khoa thư mở Baidu. Bắc Kinh).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i3.639

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172