Dạy đọc văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh (Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng tạo) từ hướng tiếp cận thi pháp thể loại
Abstract
Thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục trong nhà trường, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 hướng đến mục tiêu giúp học sinh chủ động và khai thác năng lực của bản thân, tạo ra những chân trời tri nhận mới. Để định hướng và phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực đọc, giáo viên xác định hoạt động đọc hiểu là cấp độ quan trọng trong quá trình dạy văn bản văn học, đặc biệt đối với đối tượng học sinh cấp trung học cơ sở. Tiếp cận thi pháp học cụ thể là thi pháp thể loại trong dạy đọc hiểu là cách thức tổ chức dạy học phù hợp, trong đó, lấy hình thức nghệ thuật của tác phẩm làm trung tâm để giải mã và tìm ra tính nội dung của văn bản. Xuất phát từ mục tiêu dạy bài đọc Tuổi thơ tôi (Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo) của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ở bài viết này, chúng tôi tiến hành tiếp cận lý thuyết thi pháp theo thể loại tự sự khi dạy học đọc - hiểu văn bản này qua cách thức xây dựng nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện. Qua đó, học sinh được tiếp cận và tham gia các hoạt động mang tính chủ động, phát huy năng lực đọc, tích cực hoá hoạt động học tập trong việc tiếp nhận văn bản văn học.
Ngày nhận 30/6/2023; ngày chỉnh sửa 11/9/2023; ngày chấp nhận đăng 30/12/2023
Keywords
References
Đinh Thị Ngọc Mai. 2016. Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học. Luận văn thạc sĩ. Hà Nội: Trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đỗ Ngọc Thống, Bùi Minh Đức, Phạm Thị Thu Hiền. 2022. Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Đỗ Ngọc Thống. 2011. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Hồng Nam. 2021. “Giới thiệu sách Ngữ văn 6 - Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo”. Kênh Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. (https://www.youtube.com/watch?v=pDsCYPTyos4.). Truy cập tháng 05 năm 2023.
Nguyễn Thị Hồng Nam. 2021. Ngữ văn 6, tập 2 (bộ Chân trời sáng tạo). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Thị Nhâm. 2021. Bài giảng điện tử văn bản Tuổi thơ tôi (Tác giả bài viết cung cấp). Đồng Nai.
Nguyễn Thị Yến Trinh. 2008. Tổ chức hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng thể loại trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Luận văn thạc sĩ. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Thị Thuỳ. 2016. Dạy đọc-hiểu các văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại. Luận văn thạc sĩ. Thừa Thiên Huế: Trường Đại học Sư phạm Huế.
Phương Nhi. 2015. “Phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”. Báo chính phủ (https://baochinhphu.vn/phe-duyet-de-an-doi-moi-chuong-trinh-sach-giao-khoa-pho-thong-102181972.htm). Truy cập tháng 05 năm 2023.
Quốc hội. 2014. “Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Cổng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=144398). Truy cập tháng 1 năm 2024.
Trần Đình Sử. 2017. Dẫn luận thi pháp học văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Trịnh Thị Lan. 2017. Văn bản và dạy học đọc hiểu văn bản ở trường trung học: Vận dụng vào dạy học truyện dân gian. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i6.6180
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172