Thực trạng đạo Tin Lành tại tỉnh Gia Lai hiện nay và một số vấn đề đặt ra
Abstract
Đạo Tin Lành xâm nhập vào Gia Lai từ những năm 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, thời điểm đầu Tin Lành phát triển chậm và chủ yếu truyền vào vùng người Kinh. Từ năm 1990 trở đi, đạo Tin Lành phục hồi và phát triển mới với tốc độ nhanh. Tin Lành ở Gia Lai phát triển không chỉ thuần túy ở các vùng đã có đạo mà tập trung vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát triển nhanh vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng căn cứ cách mạng. Số lượng tín đồ Tin Lành tăng, dẫn đến sự chia tách ra thành nhiều hệ phái khác nhau. Hiện nay, đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai có tới 22 hệ phái và vẫn đang tiếp tục chia tách, thành lập thêm những hệ phái khác. Bên cạnh đó, ngoài những tổ chức đã được nhà nước Việt Nam công nhận, số còn lại thường xuyên tuyên truyền, lôi kéo, tranh giành tín đồ, gây mâu thuẫn giữa các hệ phái, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đặt ra một số vấn đề trong công tác tôn giáo.
Ngày nhận 11/9/2020; ngày chỉnh sửa 30/9/2020; ngày chấp nhận đăng 10/10/2020
Đạo Tin Lành xâm nhập vào Gia Lai từ những năm 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, thời điểm đầu Tin Lành phát triển chậm và chủ yếu truyền vào vùng người Kinh. Từ năm 1990 trở đi, đạo Tin Lành phục hồi và phát triển mới với tốc độ nhanh. Tin Lành ở Gia Lai phát triển không chỉ thuần túy ở các vùng đã có đạo mà tập trung vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát triển nhanh vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng căn cứ cách mạng. Số lượng tín đồ Tin Lành tăng, dẫn đến sự chia tách ra thành nhiều hệ phái khác nhau. Hiện nay, đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai có tới 22 hệ phái và vẫn đang tiếp tục chia tách, thành lập thêm những hệ phái khác. Bên cạnh đó, ngoài những tổ chức đã được nhà nước Việt Nam công nhận, số còn lại thường xuyên tuyên truyền, lôi kéo, tranh giành tín đồ, gây mâu thuẫn giữa các hệ phái, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đặt ra một số vấn đề trong công tác tôn giáo.
Từ khóa: Đạo Tin Lành; Gia Lai; Đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai.
Keywords
References
Đoàn Triệu Long. 2013. Đạo Tin Lành ở miền trung Tây Nguyên. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Đỗ Quang Hưng. 2007. Tin Lành: Vấn đề hôm nay và những năm sắp tới trên địa bàn Tây Nguyên. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Thư viện Viện Tôn giáo.
Lê Thị Bích Thuận. 2019. “ Hoạt động của đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai hiện nay”. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề về đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến nay, Viện Dân tộc học và Ban tôn giáo tỉnh Gia Lai, Gia Lai.
Nguyễn Hằng Nga. 2019. “Vai trò đội ngũ chức sắc, chức việc của đạo Tin lành trong đời sống xã hội”. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề về đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến nay, Viện Dân tộc học và Ban tôn giáo tỉnh Gia Lai, Gia Lai.
Nguyễn Văn Minh. 2010. “Một số vấn đề về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông di cư tự do vào Tây Nguyên hiện nay. Tạp chí Dân tộc học 5: 38-47.
Nguyễn Văn Minh. 2016. “Các hiện tượng tôn giáo mới ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam 3 (100).
Nguyễn Văn Minh. 2017. Những hiện tượng tôn giáo mới ở một số dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Nguyễn Văn Nô. 2019. “Vai trò của hệ thống chính trị địa phương trong công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành tại Gia Lai”. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề về đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến nay, Viện Dân tộc học và Ban tôn giáo tỉnh Gia Lai, Gia Lai.
Nguyễn Xuân Hùng. 2012. Một số vấn đề cơ bản về đạo Tin Lành giai đoạn 2011-2020, Đề tài cấp Bộ, Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
Phan Văn Mạnh. 2019. “Một số vấn đề về đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai”. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề về đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến nay, Viện Dân tộc học và Ban tôn giáo tỉnh Gia Lai, Gia Lai.
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2017. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.
Thiều Thị Hương. 2019. “Xu hướng biến đổi của đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay” , tr. 118-140, trong sách: Nguyến Thanh Xuân, Lê Tâm Đắc. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản. Lý luận chính trị.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2005. Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành.
Trần Thị Hồng Yến. 2018. Biến đổi về văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân theo đạo Tin Lành ở một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (Từ 2005 đến nay), Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Trần Thị Hồng Yến. 2019. “Một số đặc điểm của đạo Tin Lành ở vùng miền núi phía Bắc trong so sánh với Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra về công tác tôn giáo hiện nay”. Tạp chí Dân tộc học 6: 80-90.
Trần Thị Hồng Yến. 2020. “Cơ cấu tổ chức của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) ở tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Dân tộc học 3: 60-74.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai. 2006. Báo cáo tổng hợp: Tìm hiểu thự trạng vấn đề tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc trong phát triển hiện nay ở Gia Lai. Đề tài nghiên cứu khoa học do Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai thực hiện, Bản đánh máy, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai.
Vụ Tin Lành, Ban Tôn giáo chính phủ. 2015. Báo cáo tổng hợp “Khảo sát thực trạng và quy hoạch điểm nhóm Tin Lành đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc- Kiến nghị và giải pháp”.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i1b.602
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172