Vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của người dân ven đô Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa

Bùi Văn Tuấn

Abstract


Đô thị hoá đã và đang tác động mạnh đến sự chuyển cơ cấu nghề nghiệp của người dân, làm cho xã hội nông thôn ven đô có nhiều biến đổi sâu sắc. Trong bối cảnh ấy, người dân đã tìm cách kết nối, mở rộng quan hệ với nhau nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau trong đời sống. Do vậy, quan hệ và mạng lưới xã hội của cộng đồng dân cư nơi đây không còn bó hẹp, khép kín trong làng xã truyền thống như trước mà ngày càng được mở rộng, phát triển và vượt ra ngoài phạm vi làng, xã. Trong chiến lược sinh kế mới, bên cạnh các loại vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người thì vốn xã hội như một nguồn lực hữu ích giúp các hộ gia đình xây dựng được cho mình các mô hình sinh kế mới nhằm thích ứng với những biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội đô thị hóa mang lại. Dưới góc độ tiếp cận liên ngành - khu vực học, bài viết tập trung phân tích, đánh giá cách thức sử dụng vốn xã hội của các hộ gia đình vùng ven đô nhằm đảm bảo chiến lược sinh kế của họ dưới tác động của đô thị hóa hiện nay.

Ngày nhận 07/4/2020; ngày chỉnh sửa 18/5/2020; ngày chấp nhận đăng 28/8/2020

DOI.........................................



Keywords


vốn xã hội; sinh kế; hộ gia đình; đô thị hóa; ven đô Hà Nội

References


Bùi Văn Tuấn. 2011. “Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay”. Luận văn Cao học Việt Nam học. Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bùi Văn Tuấn. 2015. “Vốn xã hội trong quá trình đô thị hóa qua khảo sát một xã ven đô”. Tạp chí Nghiên cứu con người 5 (80): 50-62.

Bùi Văn Tuấn. 2016. “Đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô Hà Nội”. Báo cáo đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QG.14.63. Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.

Bùi Văn Tuấn. 2017. “Biến đổi xã hội vùng ven đô Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa”. Luận án Tiến sĩ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Colema James Samuel. 1994. “Social capital, human capital and investment in youth”. Pp. 34-50 in Youth unemployment and society. Petersen, A.C., & Mortimer, J.T. (Eds). New York: Cambridge University Press.

Đào Duy Anh. 2000. Việt Nam văn hoá sử cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

Franke Sandra. 2005. Le capital social comme instrument de politique publique. Canada, Projet du PRP: 1-82.

Fukuyama Francis. 1995. “Social Capital and the Global Economy”. Foreign Affairs 74(5): 89-103.

Fukuyama, Francis. 2001. “Social Capital, Civil Society and Development”. Third World Quarterly 22(1): 7-8.

Leaf Michael. 2010. “Những biên giới đô thị mới: Quá trình đô thị hóa vùng ven đô và (tái) lãnh thổ hóa ở Đông Nam Á”. Trang 461 trong Việt Nam học, Hội thảo quốc tế lần thứ 3, Việt Nam: Hội nhập và Phát triển, Tập IV. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Minh Tiến. 2007. “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội”. Tạp chí Khoa học Xã hội 3: 72-77

Lê Ngọc Hùng. 2008. “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một sốn nghiên cứu ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Con người 37(3): 45-54.

Nguyễn Tuấn Anh. 2011a. “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Xã hội học 3 (115): 9-17.

Nguyễn Tuấn Anh. 2011b. “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn việt nam hiện nay”. Trang 557-565 trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Đóng góp của khoa học Xã hội và Nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Université De Nantes, Université Angers, Université du Maine, Hà Nội.

Nguyễn Văn Sửu. 2014. Công nghiệp hóa, Đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin.

Pierre Bourdieu. 1986. “The Forms of Capital”. pp. 241-258, 248-249 in Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, J. G. Richardson (Ed.). New York: Greenwood.

Portes Alejandro. 1998. “Social Capital: Its Origins and Applications in Modern Sociology”. Annual Review of Sociology: 1-24.

Putnam Robert David. 2000. Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community. New York, etc: Simon & Schuster.

Thomése Fleu, Nguyễn Tuấn Anh. 2007. “Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ”. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới 4(17): 3-16.

Trần Hữu Dũng. 2006. “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”. Tạp chí Tia Sáng 13: 32-33 và 66.

Trần Hữu Quang. 2006. “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”. Tạp chí Khoa học xã hội 7(95): 74-81.

Trịnh Hoà Bình. 2007. “Vốn xã hội - Một động lực để phát triển”. Tạp chí Hoạt động Khoa học 4(575): 14-15.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i4.578

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172