Dấu ấn Nho - Đạo - Phật trong thơ ca của các nữ thi nhân thời Đường - Ngũ đại

Nguyễn Anh Tuấn

Abstract


Qua khảo sát trước tác của các nữ thi nhân thời Đường - Ngũ đại, bài viết chỉ ra những dấu ấn của ba hệ tư tưởng quan trọng trong văn hoá Trung Quốc (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) trong mảng tác phẩm này. Theo đó, Nho giáo có dấu ấn sâu đậm nhất, thể hiện qua ý thức của người phụ nữ về các vai trò trong gia đình của mình. Màu sắc Đạo giáo cũng là một điểm đáng chú ý trong thơ nữ thời Đường - Ngũ đại với biểu hiện tập trung nhất là những bài thơ viết về đời sống sinh hoạt của các nữ đạo sĩ. Ngoài ra, nó còn được thể hiện qua sự mộ đạo được thể hiện trong thơ của một số phụ nữ cung đình cũng như những tưởng tượng phong phú liên quan đến thần tiên trong thơ của nhiều tầng lớp phụ nữ trong xã hội. Ngược lại, dấu ấn Phật giáo trong thơ ca của phụ nữ thời Đường - Ngũ đại có phần khá mờ nhạt, phần lớn gắn với việc miêu tả hoạt động tham quan chùa chiền, nghe giảng kinh Phật và sử dụng Thiền ngữ của một số ít tác giả.

Ngày nhận 18/7/2019; ngày chỉnh sửa 14/10/2019; ngày chấp nhận đăng 28/8/2020

DOI.........................................................


Keywords


Nho giáo; Phật giáo; Đạo giáo; thơ ca phụ nữ; thời Đường - Ngũ đại

References


Ngữ liệu khảo sát

Trần Di Hân (chủ biên). 2001a. Tăng đính chú thích Toàn Đường thi, quyển 1. Thượng Hải: Nhà xuất bản Văn hoá Nghệ thuật. (陈贻焮主编. 2001a.《增訂注釋全唐詩》第1册.上海:文化艺术出版社).

Trần Di Hân chủ biên. 2001b. Tăng đính chú thích Toàn Đường thi, quyển 5. Thượng Hải: Nhà xuất bản Văn hoá Nghệ thuật. (陈贻焮主编. 2001b.《增訂注釋全唐詩》第5册.上海:文化艺术出版社) .

Trần Thượng Quân (biên tập và hiệu đính). 1992. Toàn Đường thi bổ biên. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục. (陈尚君辑校.1992.《全唐诗补编》.北京:中华书局).

Tài liệu trích dẫn

Đinh Vũ Thuỳ Trang. 2009. Tư tưởng Thiền trong thơ Đường. Hà Nội: Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Lưu Thiên Văn. 2004. Tiết Đào thi tứ gia chú bình thuyết. Tứ Xuyên: Công ty sách Ba Thục. (刘天文.2004.《薛涛诗四家注评说》.成都:巴蜀书社)

Thang Hiển Tổ. 2015. Nam Kha ký. Thượng Hải: Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa Châu. (汤显祖.2015.《南柯记》.上海:百花洲文艺出版社).

Thẩm Lập Đông. 1990. Lịch đại hậu phi thi từ tập chú. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Phụ nữ Trung Quốc. (沈立东. 1990.《历代后妃诗词集注》.北京:中国妇女出版社).

Tống Nhược Chiêu. 2017. “Nữ luận ngữ.” Trang 106-111 trong sách Trung Quốc lịch đại gia huấn tập thành 1, chủ biên Lâu Hàm Tùng. Hàng Châu: Nhà xuất bản Cổ tịch Hàng Châu. (宋若昭.2017.“女论语.”106-111于《中国历代家训集成1》,主编楼含松. 杭州: 浙江古籍出版社).

Trịnh Quang Nghi (chủ biên). 2008. Trung Quốc lịch đại tài nữ thi ca giám thưởng (thượng). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Công nhân Trung Quốc. (郑光仪.2008.《中国历代才女诗歌鉴赏(上)》. 北京:中国工人出版社).

Trịnh thị. 2017. “Nữ hiếu kinh.” Trang 99-105 trong sách Trung Quốc lịch đại gia huấn tập thành 1, chủ biên Lâu Hàm Tùng. Hàng Châu: Nhà xuất bản Cổ tịch Hàng Châu. (郑氏.2017.“女孝经.”99-105于《中国历代家训集成1》,主编楼含松. 杭州: 浙江古籍出版社).

Uỷ ban Tư liệu văn sử thuộc Uỷ ban Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc thành phố Hoài Nam. 1996. Tư liệu văn sử Hoài Nam, tập 12: Thi nhân các đời vịnh về Hoài Nam. Hoài Nam: Uỷ ban tư liệu văn sử thuộc Uỷ ban Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc thành phố Hoài Nam. (中国人民政治协商会议淮南市委员会文史资料委员会. 1996.《淮南文史资料第12辑:历代诗人咏淮南》.淮南:中国人民政治协商会议淮南市委员会文史资料委员会).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i4.574

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172