Biến thể từ tiếng Việt - Khái niệm, đặc điểm và phân loại

Dương Xuân Quang

Abstract


Cùng với biến thể âm vị và biến thể câu, biến thể từ là một hiện tượng ngôn ngữ cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập và phân tích tính điển hình, khác hẳn với ngữ liệu ngôn ngữ hòa kết làm cơ sở cho những lý thuyết về biến thể. Biến thể của từ tiếng Việt được hiểu là những từ đơn mang nội dung ngữ nghĩa giống nhau nhờ vậy có thể thay thế cho nhau trong những phạm vi sử dụng cụ thể, nhưng hình thức âm tiết chỉ gần giống nhau do có một thành phần nào đó của cấu trúc âm tiết biến đổi. Từ những phân tích về lý luận, soi chiếu vào bản thể loại hình của tiếng Việt, bài viết xem xét đặc điểm về hình thức cũng như nội dung của biến thể từ, để rồi bước đầu có những phân loại biến thể từ tiếng Việt dựa trên những nguyên nhân hình thành nên chúng.

Ngày nhận 25/4/2019; ngày chỉnh sửa 27/3/2020; ngày chấp nhận đăng 30/6/2020


Keywords


biến thể; từ; tiếng Việt.

References


Cao Xuân Hạo. 1985. “Về cương vị ngôn ngữ học của Tiếng”. Tạp chí Ngôn ngữ (2): 25-53.

Cao Xuân Hạo. 2003. “Biến thể và hằng thể”. Trang 445-453 trong Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Crystal, David ed. 1995. The Cambridge Encyclopedia of The English Language. Cambridge: Cambridge University Press.

Daneš, Frantisek. 1966. “A three-level approach to syntax”. Travaux linguistique de Prague Acdemia Éditions de L’Académie Tchécoslovaque des Sciences 1: 225-240.

Dương Phước Thu. 2002. Húy kỵ và quốc húy thời Nguyễn. Thừa Thiên - Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Đoàn Thiện Thuật. 1977. Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Jakobson, Roman. 1960. “Structure of Language and Its Mathematical Aspects”. Proceedings of symposia in applied mathematics. Language 39 (4) (Oct. - Dec., 1963): 669-673.

Hoàng Phê. 2008. “Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa chính tả” (1978). Trang 798-839 trong Tuyển tập Ngôn ngữ học. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Hoàng Thị Châu. 1989. Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Hoàng Tuệ & Hoàng Minh. 1975. “Remarques sur la struture phonologique du Vietnamien”. Études Vietnamiennes 40: 65-95.

Lambrecht, Knud. 1994. (Nguyễn Hồng Cổn và Hoàng Việt Hằng dịch. 2015). Cấu trúc thông tin và hình thức câu: Chủ đề, tiêu điểm và các biểu hiện tinh thần của sở chỉ diễn ngôn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngô Đức Thọ. 1997. Nghiên cứu Chữ húy Việt Nam qua các triều đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.

Nguyễn Tài Cẩn. 1975. Ngữ pháp tiếng Việt – Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nguyễn Tài Cẩn. 1995, tái bản 1997. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Thiện Giáp. 1985. Từ vựng học tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Thiện Giáp. 2013. “Ba cách xác định từ và hình vị tiếng Việt”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Nghiên cứu nước ngoài, 29 (4): 1-7.

Nguyễn Văn Vĩnh. 1914. “Cách viết chữ quốc-ngữ (L’Orthographe dans le quốc-ngữ)”. Trang 95-99 trong Lời người Man di hiện đại - Người yêu tiếng Việt trọn đời. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Saussure, Ferdinand de. 1916. (Cao Xuân Hạo dịch. 1973). Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Spencer, Andrew & Zwicky, Arnold M. 2001. Handbook of Morphology. Oxford: Blackwell Publishing.

Stankevich Nonna. 1982. Loại hình các ngôn ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Viện Ngôn ngữ học. 2010. Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Voloshinov, Valentin Nikolaevich.1929. (Ngô Tự Lập dịch. 2015). Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Võ Hương An. 2012. Từ điển nhà Nguyễn. California (Hoa Kỳ): Nhà xuất bản Nam Việt.

Vũ Bá Hùng. 1981. “Vài suy nghĩ về một số biến thể ngữ âm có liên quan đến việc xác định chuẩn mực từ vựng của tiếng Việt”. Trang 364-372 trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Vũ Đức Nghiệu. 1996. “Những từ có liên hệ với nhau về nghĩa và về lịch sử âm đầu trong tiếng Việt”. Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i3.566

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172