Biến đổi văn hóa tinh thần trong cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ ở khu vực Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Huỳnh Ngọc Thu

Abstract


Trong tiến trình phát triển xã hội tộc người, văn hóa của các nhóm người thiểu số tại chỗ ở khu vực Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng như người Chil, Lat, Xrê, v.v. của tộc người Cơ Ho đã có nhiều biến đổi, đặc biệt là văn hóa tinh thần - một khía cạnh liên quan đến luật tục, diễn xướng dân gian, tín ngưỡng, lễ nghi và lễ hội. Sự biến đổi này là do các yếu tố tác động như: Chính sách của nhà nước, giao lưu văn hóa giữa các tộc người, tiếp nhận tôn giáo mới, và sự chọn lựa duy lý. Để hiểu rõ hơn về thực trạng và phân tích cụ thể những yếu tố tác động, bài viết sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập trực tiếp từ cộng đồng bằng việc thực hiện phương pháp quan sát - tham dự và phỏng vấn sâu thông qua các đợt điền dã vào năm 2016 và năm 2017. Nguồn dữ liệu sơ cấp này được dùng để phác họa bức tranh rõ nét về thực trạng biến đổi văn hóa tinh thần của tộc người thiểu số tại chỗ ở Lang Biang trong tiến trình phát triển.

Ngày nhận 25/9/2019; ngày chỉnh sửa 28/02/2020; ngày chấp nhận đăng 30/6/2020


Keywords


biến đổi văn hóa; văn hóa tinh thần; luật tục; nghi lễ; tín ngưỡng.

References


Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng. 2013. “Trích lục số liệu về thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh”. Tài liệu đánh máy. Lưu trữ tại Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng.

Chính phủ. 2011. Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính phủ, về Công tác dân tộc, ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2011. Nguồn: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=98691. Truy cập ngày 20/9/2019.

Đặng Hoàng Giang. 2019. Biến đổi không gian văn hóa buôn làng Ê Đê ở Buôn Ma Thuộc từ sau 1975 đến nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

Đoàn Thị Bích Ngọ. 2018. “Đặc điểm văn hóa, lễ hội và tôn giáo của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Lang Biang”. Báo cáo chuyên đề của đề tài Kinh tế, văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang theo định hướng phát triển bền vững do Huỳnh Ngọc Thu là chủ nhiệm - đề tài cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018-2020, mã số: B2018-18b-03.

Đỗ Hữu Nghiêm.1995. Đạo Tin lành nơi các dân tộc ít người ở Nam Trường Sơn - Tây Nguyên 1928 - 1975. Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Ngọc Thu, Lê Thị Ngọc Phúc, Lê Thị Mỹ Dung, Trần Mạnh Tiến, Trương Thị Thu Hằng và sinh viên Khoa Nhân học khóa 2013-2018. 2016. Tư liệu điền dã và tư liệu phỏng vấn sâu tại cộng đồng các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu vực Lang Biang vào tháng 12. Tập tài liệu đánh máy 632 trang được lưu trữ tại Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Ngọc Thu, Lê Thị Ngọc Phúc, Lê Thị Mỹ Dung, Trần Mạnh Tiến, Trương Thị Thu Hằng và sinh viên Khoa Nhân học khóa 2013-2018. 2017. Tư liệu điền dã và tư liệu phỏng vấn sâu tại cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ ở khu vực Lang Biang vào tháng 12. Tập tài liệu đánh máy 527 trang được lưu trữ tại Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. năm 2016 và tháng 12 năm 2017.

Huỳnh Ngọc Thu. 2017. “Các loại uy quyền trong việc quản lý cộng đồng người Cil ở khu dự trữ sinh quyển Langbiang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ. Tập 20 (Số X2) (http://www.vjol.info/index.php/JSTD/article/view/33117/28196). Truy cập ngày 30/7/2019.

Huỳnh Ngọc Thu, Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thị Hương. 2018a. “Sinh kế từ rừng của các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu dự trữ sinh quyển Lang Biang”. Tạp chí Khoa học xã hội - Thành phố Hồ Chí Minh 10+11: 18-30.

Huỳnh Ngọc Thu, Phạm Thanh Thôi, Lê Thị Ngọc Phúc, Đoàn Bích Ngọ, Trương Thị Thu Hằng, Châu Lê Hà. 2018b. “Xác định những đặc trưng và đánh giá thực trạng bảo tồn không gian văn hóa của các tộc người trong mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển Lang Biang”. Báo cáo đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước về Nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp giữa Bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học và Không gian văn hóa tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, do. TS. Vũ Ngọc Long: Viện Sinh Thái học miền Nam làm chủ nhiệm, Mã số ĐTĐL.XH.11/15.

Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 20182016. Nhân học đại cương,. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Hồng Lý. 2014. "Văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên". Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam 19: 23-27.

Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (chủ biên). 2014. Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Hà Nội: Nhà xuất bản. Trí thức.

Lương Văn Hy. 1991. “Cải cách kinh tế và tăng cường lễ nghi tại hai làng ở miền Bắc Việt Nam (1980 - 1990)”. Trang 437-481 trong Những thách thức trên con đường cải cách Đông Dương. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Mai Minh Nhật. 2015. “Phương pháp truyển giáo của đạo Tin Lành trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng trước năm 1975”. Tạp chí Thủ Dầu Một 3 (33): 37-44.

Ngô Đức Thịnh. 2006. Văn hóa, vVăn hóa tTộc người và Vvăn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Ngô Văn Giá (cbchủ biên). 2007. Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thồng ở các làng ven đô hà nội trong thời kỳ đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Ngô Văn Lệ, Huỳnh Ngọc Thu (đồng chủ biên). 2017. Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Nông. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên Ngọc. 2008. “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên". Trang 137-184 trong Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đang đặt ra. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Nguyễn Thị Phương Châm &, Đỗ Lan Phương. 2016. Làng ven đô và sự biến đổi văn hóa – Trường hợp làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Thị Phương Châm. 2008. Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt, Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phạm Thanh Thôi. 2014. “Biến đổi xã hội của người Cơho - Chil ở Lâm Đồng”. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ. 17 (X4): 73-87.

Phạm Thanh Thôi. 2018. “Báo cáo khảo sát về biến đổi xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu vực Lang Biang”. Báo cáo chuyên đề của đề tài Kinh tế, văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang theo định hướng phát triển bền vững, do. Huỳnh Ngọc Thu là chủ nhiệm. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018-2020, mã số: B2018-18b-03.

Scott, John. 2000. “Rational choice theory”. Trang 125-136 trong sách Understading Contemporary Society - theories of the Present của Gary Browning, Abigail Halcli & Frank Webster. Trowbridge: Printed and bound in Great Britain by the Cromwell Press.

Vũ Quang Hà. 2001. Các lý thuyết xã hội học (tập 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. 2018. “UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, Lâm Đồng”: (trên http://bidoupnuiba.gov.vn/vi/site-map-bt/). (Truy cập ngày 3/9/2018)




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i3.563

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172