Việt Nam trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia từ năm 1979 đến năm 1991

Trần Viết Nghĩa, Phạm Quang Minh

Abstract


Từ năm 1979 đến năm 1991 là thời kỳ Việt Nam phải đối diện với nhiều khó khăn ở trong nước và quốc tế khi tham gia giải quyết vấn đề Campuchia. Ở trong nước, nền kinh tế - xã hội Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng đã tác động không nhỏ đến sự chi viện sức người, sức của cho nhân dân Campuchia. Ở ngoài nước, các thế lực thù địch xuyên tạc, vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia. Họ tìm mọi cách để bao vây, cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Ngay từ khi đưa quân tình nguyện vào Campuchia (1979), Việt Nam xác định đây là một nhiệm vụ quốc tế, “cứu bạn như cứu mình”, cho nên dù có phải hy sinh đến đâu Việt Nam cũng quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Khmer đỏ để đem lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương, độc lập và sự hồi sinh cho nhân dân Campuchia. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ bối cảnh ra đời của vấn đề Campuchia, dư luận thế giới về vấn đề Campuchia, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khi đưa quân tình nguyện Việt Nam vào Campuchia, sự hợp tác của Việt Nam với quốc tế (chủ yếu là các nước ASEAN và Trung Quốc) để giải quyết vấn đề Campuchia, và Việt Nam tham gia đàm phán hòa bình cho Campuchia tại Hội nghị Pa ri.

Ngày nhận 19/12/2019; ngày chỉnh sửa 30/4/2020; ngày chấp nhận đăng 30/6/2020


Keywords


Việt Nam; Campuchia; Khmer đỏ; diệt chủng; quân tình nguyện.

References


Báo Nhân dân, Số 9.531. 1980. Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Lào, Campuchia, Việt Nam.

Bộ Chính trị. 1978. Nghị quyết số 11 của ngày 19 - 9 - 1978 “Về tổ chức công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam”. Lưu tại Cục lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.

Bộ Quốc phòng Việt Nam. 1978. Báo cáo của Ban Tổng kết quân sự. Lưu tại Thư viện Quân đội.

Chen, King C. 1987. China’s War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications. Stanford: Hoover Institution Press.

Dobson, H.J.. 1998. “Japan and United Nations Peacekeeping: Foreign Policy Formulation in the Post-Cold War World.” PhD Dissertation, University of Sheffield, Sheffield.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2005a. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2005b. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2005c. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (Chủ biên). 2012. Quan hệ quốc tế thời hiện đại, những vấn đề mới đặt ra. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Government of the People’s Republic of China. 1979. “Statement of Government of PRC”. Beijing Review 22(2): 11.

Jose, Alice. 1993. Continuity and change in India’s Cambodia policy. Kottayam: School of International Relations Mahatma Gandhi University.

Mahbubani, Kishore. 1983. “The Kampuchean Problem: A Southeast Asian Perspectives.” Foreign Affairs 62: 407-425.

Nguyễn Đình Bin (Chủ biên). 2015. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Piao, Keng (Geng Biao). 1981. “Report on the Situation of the Indochinese Peninsula.” Issues and Studies 17(1): 381-382.

Ratner, Steven R.. 1996. The New UN Peacekeeping, Building Peace in Lands of Conflict after the Cold War. New York: Palgrave Macmillan.

Reddy, C.R.. 2009. India and Cambodia, Perspective of Cooperation 1954 - 1991. Emerald Publishers.

Sharma, Shri Ram. 2003. Indo-Soviet Relations 1972-1991: A Brief Survey, Part 2. New Delhi: Discovery Publishing House.

Vũ Dương Ninh. 2015. Lịch sử đối ngoại 1945-2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Vũ Dương Ninh. 2017. Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế: Lịch sử và Vấn đề. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Vũ Dương Ninh. 2019. “Bối cảnh quốc tế của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử 2 (514): 10.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i3.560

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172