Hình mẫu nhân vật nữ giới của phim truyền hình Việt Nam trong mối liên hệ với phương thức quản trị nhà nước và chiến lược chủ thể hoá: Nghiên cứu trường hợp bộ phim Sống chung với mẹ chồng
Abstract
Tóm tắt: Để tìm hiểu phương thức quản trị (governance) của một xã hội, phân tích tính chủ thể (subjectivity) được cho là một trong những hướng tiếp cận vì sẽ cho thấy các mối quan hệ quyền lực và cơ chế quản lí của chính quyền đương đại. Ở các nhà nước hiện đại, kênh truyền thông đại chúng thể hiện rõ phương thức quản trị nhà nước do đây là thiết chế có khả năng tác động rộng rãi đến công chúng. Trong bối cảnh sự tương tác giữa khái niệm “tính chủ thể” và phương thức quản trị là hướng tiếp cận còn tương đối mới ở Việt Nam, bài viết tập trung tìm hiểu tính chủ thể của giới thể hiện qua các hình mẫu, cách khắc hoạ nhân vật và mối quan hệ gia đình trong phim truyền hình Việt Nam ở thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI khi mà Việt Nam có sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Qua phân tích diễn ngôn về hình ảnh nữ giới trong bộ phim Sống chung với mẹ chồng - một bộ phim do Trung tâm Sản xuất Phim truyện Việt Nam (VFC) sản xuất và trình chiếu trên sóng Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam VTV vào năm 2017, bài viết nhận diện nội dung định hướng các hình mẫu nữ giới của chính quyền Việt Nam. Cụ thể, đó là thông điệp khuyến khích thế hệ phụ nữ mới coi trọng việc tự lập, phát triển và tìm hạnh phúc cho bản thân song song với việc duy trì những phẩm chất tốt đẹp truyền thống điển hình của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là biểu hiện của sự thay đổi phương thức quản trị về giới của Việt Nam trong thời gian qua. Ngoài ra, bài viết cho rằng cách thức miêu tả, sắp đặt những hình mẫu mang tính “chủ thể” trong sản phẩm truyền thông của nhà nước thể hiện đặc trưng của quá trình chủ thể hoá (subjectification).
Ngày nhận 01/3/2023; ngày chỉnh sửa 22/6/2023; ngày chấp nhận đăng 30/8/2023
Keywords
References
Barker Chris. 2012. Cultural Studies: Theory and Practice (4th edition). London/Thousand Oaks: Sage.
Bartky Sandra Lee. 1988. “Foucault, Femininity, and the Modernization of Patriarchal Power”, pp. 61–86 in Feminism &Foucault: Reflections on resistance, edited by I. Diamond and L. Quinby. Boston: Northeastern University Press.
Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women). 2021. “Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam 2021” (CGEP).
Drummond Lisa, Rydström Helle (Eds.). 2004. Gender practices in contemporary Vietnam. Singapore: Singapore University Press
Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2020. “Giải quyết tình trạng định kiến giới”. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
(https://dangcongsan.vn/xa-hoi/giai-quyet-tinh-trang-dinh-kien-gioi-559525.html). Truy cập tháng 9 năm 2022.
Foucault Michel. 1979. Discipline and Punish: The birth of the prison. New York: Vintage
Foucault Michel. 1982. “Technologies of The Self”, pp. 223–51 in Ethics – Subjectivity and Truth, edited by P. Rabinow. London: Penguin Books.
Foucault Michel. 1983. “The subject and power”, pp. 208-226 in Michel Foucault: Beyond structuralism and hermeneutics (2nd edition), edited by H. Dreyfus & P. Rabinow. Chicago: University of Chicago Press.
Foucault Michel. 1989. The Order of Things. London/New York: Routledge.
Foucault Michel 2005. The hermeneutics of the subject: Lectures at the Collège de France 1981–1982. Translated by G. Burchell. New York: Palgrave-Macmillan.
Hà An. 2017. “Phim Sống chung với mẹ chồng kết thúc vẫn gây tranh cãi”. TTO (Tuổi Trẻ Online). (https://tuoitre.vn/phim-song-chung-voi-me-chong-ket-thuc-van-gaytranh-cai-1342165.htm). Truy cập tháng 10 năm 2022.
Hall Stuart. 2013. “The Work of Representation”, pp. 1–59 in Representation (2nd edition), edited by S. Hall, J. Evans and S. Nixon. London/Thousand Oaks/New Delhi: Sage.
Hoàng Anh Lan. 2020. “The Vietnam Women’s Union and the Contradictions of a Socialist Gender Regime”. Asian Studies Review 44(2): 297–314.
Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2020. “Bình đẳng giới được ghi nhận thế nào qua 2 bản hiến pháp đầu tiên của nước ta?” Cổng thông tin điện tử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam.
(http://hoilhpn.org.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=34087). Truy cập tháng 9 năm 2022.
Krijnen Tonny, Van Bauwel Sofie. 2015. Gender and Media: Representing, Producing, Consuming (1st edition). Oxon/ New York: Routledge.
Nguyễn Võ Thu Hương. 2002. “Governing Sex: Medicine and Governmental intervention in prostitution”, pp. 129-152 in Gender, Household, State: Đổi Mới in Vietnam, edited by J. Werner, D. Bélanger. Southeast Asia Program Publications.
Pettus Ashley. 2004. Between Sacrifice and Desire: National Identity and the Governing of Femininity in Vietnam. Routledge.
Rowley Jennifer. 2002. “Using case studies in research”. Management Research News 25 (1): 16-27.
Schuler Sidney Ruth, Hoang Tu Anh, Vu Song Ha, Tran Hung Minh, Bui Thi Thanh Mai, Pham Vu Thien. 2006. “Constructions of gender in Vietnam: In pursuit of the ‘Three Criteria’”. Culture, Health & Sexuality 8(5): 383–394.
Trần Ngọc Angie. 2002. “Gender expectations of Vietnamese garment workers: Việt Nam ’s re-intergration into the World Economy”, pp. 49-72 in Gender, Household, State: Đổi Mới in Việt Nam, edited by J. Werner, D. Bélanger. Southeast Asia Program Publications.
UN Women. 2021. “Báo cáo tóm tắt tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam”. (https://vietnam.un.org/vi/153151-tong-quan-ve-binh-dang-gioi-o-viet-nam-nam-2021). Truy cập tháng 9 năm 2022.
Vĩ Thanh. 2017. “Kết phim ‘Sống chung với mẹ chồng’ – người khen nhân văn, kẻ chê phi lý”. Báo điện tử VnExpress.
(https://vnexpress.net/giai-tri/phim/thu-vien-phim/song-chung-voi-me-chong-632). Truy cập tháng 10 năm 2022.
Waibel Gabi, Glück Sarah. 2013. “More than 13 million: Mass mobilisation and gender politics in the Vietnam Women’s Union”. Gender & Development 21(2): 343–361.
Werner Jayne. 2004. “State Subject-making and Womanhoods in the Red River Delta of Vietnam”. Asian Studies Review 28(2): 115–131.
Werner Jayne. 2009. Gender, household and state in post-revolutionary Vietnam. Routledge.
Wischermann Ulla, Mueller Ilze Klavina. 2004. “Feminist Theories on the Separation of the Private and the Public: Looking back, Looking Forward”. Women in German Yearbook: Feminist Studies in German Literature & Culture 20: 184-197.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i4.5586
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172