Lịch sử từ nguyên của từ “lò” và sự lan truyền các kiểu lò của Trung Quốc ở Đông Nam Á lục địa
Abstract
Tóm tắt: Bằng chứng ngôn ngữ học và dân tộc học cho thấy từ lò “stove, oven, kiln” của tiếng Việt là một từ mượn tiếng Hán sơ kỳ, được vay mượn vào thiên niên kỷ 1 sau công nguyên (SCN) trước thời kỳ tiếng Hán trung cổ và sự phát triển cách đọc/phát âm Hán Việt, 爐/炉, lô. Từ lò thuộc về lĩnh vực liên quan đến nghề gốm sứ. Ngoài ra, từ này phù hợp với bối cảnh dân tộc học lịch sử ở Đông Nam Á lục địa. Nó ủng hộ giả thuyết khảo cổ học của Hein (2008) về hai khu vực (tức là “vùng ven biển” và “vùng nội địa”) lan truyền vắt chéo nhau (crossdraft) của các lò gốm kiểu Trung Quốc. Dữ liệu từ vựng cho thấy rằng, đối với các từ chỉ “bếp, lò, lò nung”, (a) một từ mượn Hán sơ kỳ (爐/炉 lú (bính âm Hán ngữ), lò “bếp, lò nung”)1 có trong cả tiếng Việt và tiếng Khơ-me với một nguyên âm thấp [ɔ, ɑ] (không phải là nguyên âm cao [u, o] của các biến thể tiếng Hán); (b) về phía Tây ở Đông Nam Á lục địa, nhiều ngôn ngữ Tai có từ dạng [taw], có thể gốc từ từ/chữ 匋 táo, đào “gốm sứ, lò nung” của tiếng Hán; (c) ở miền Nam Trung Quốc, có nhiều từ mượn Hán (匋 táo, đào “gốm sứ; lò nung”; 窯/窑 yáo, diêu; “lò”, 竈/灶 zào, táo “bếp”) được tìm thấy ở suốt các ngôn ngữ Kra-Dai và Tạng - Miến Điện2. Vùng nội địa tương ứng với (b) và (c), và vùng ven biển phù hợp một phần với (a).
Ngày nhận 10/5/2023; ngày chỉnh sửa 09/8/2023; ngày chấp nhận đăng 30/8/2023
Keywords
References
Alves Mark J. 2015. “Historical notes on words for knives, swords, and other metal implements in early Southern China and Mainland Southeast Asia.” Mon-Khmer Studies 44: 39-56.
Alves Mark J. 2016. “Identifying Early Sino-Vietnamese Vocabulary via Linguistic, Historical, Archaeological, and Ethnological Data.” Bulletin of Chinese Linguistics 9: 264–295. https://doi.org/10.1163/2405478X-00902007
Alves Mark J. 2018. “Early Sino-Vietnamese Lexical Data and the Relative Chronology of Tonogenesis in Chinese and Vietnamese.” Bulletin of Chinese Linguistics 11(1-2): 3-33. https://doi.org/10.1163/2405478X-01101007
Alves Mark. 2022a. “Lexical Evidence of the Vietic Household Before and After Language Contact with Sinitic.” Vietnamese Linguistics: State of the Field, Trang Phan, John Phan, và Mark Alves, pp. 15-58. JSEALS Special Publication No. 9 (2022). Honolulu, HI: University of Hawaii Press. http://hdl.handle.net/10524/52500.
Alves Mark. 2022b. Preliminary Etymological Research on Words for Pottery in Mainland Southeast Asian Language History. Sự trình bày tại The 31st Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, the University of Hawaii. DOI:
http://dx.doi.org/10.13140/RG.2.2.16128.10241
Baxter William H., Laurent Sagart. 2014. “Baxter-Sagart Old Chinese reconstruction, version 1.1” (20 September 2014. https://ocbaxtersagart.lsait.lsa.umich.edu/BaxterSagartOCbyMandarinMC2014-09-20.pdf.
Bellwood Peter. 2021. “Homelands and dispersal histories of Mainland Southeast Asian language families: a multidisciplinary perspective.” The Languages and Linguistics of Mainland Southeast Asia: A comprehensive guide, Paul Sidwell và Mathias Jenny, pp. 33-44. De Gruyter.
Ha Van Tan. 1984. “Prehistory pottery in Viet Nam and its relationships with Southeast Asia.” Asian Perspectives (1984-1985) 26(1): 135-146.
Hein Don. 2008. “Ceramic kiln lineages in mainland Southeast Asia.” Ceramics in Mainland Southeast Asia: Collections in the Freer Gallery of Art and Arthur M. Sackler Gallery. Washington, DC: National Museum of Asian Art.
Higham Charles. 2021. “The Neolithic occupation of Southeast Asia.” The Languages and Linguistics of Mainland Southeast Asia: A Comprehensive Guide, Paul Sidwell và Mathias Jenny, pp. 21-32. De Gruyter.
Hoàng Xuân Chinh. 2011. Tiến trình gốm sứ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Kim, Nam C., Lai Van Toi, Trinh Hoang Hiep. 2010. “Co Loa: an investigation of Vietnam’s ancient capital.” Antiquity 84 (2010): 1011-1027.
Lefferts Leedom, Louise Allison Cort. 2003. “A preliminary cultural geography of contemporary village-based earthenware production in Mainland Southeast Asia.” Earthenware in Southeast Asia: Proceedings of the Singapore Symposium on Premodern Southeast Asian Earthenwares, John N. Miksic, pp. 300-310. Singapore University Press, National University of Singapore.
Lim Tse Siang. 2019a. “Southeast Asian ceramics.” Encyclopedia of Global Archaeology, Claire Smith. https://doi.org/10.1007/978-3-319-51726-1_3149-1.
Manomaivibool Prapin. 1975. Study of Sino-Thai lexical correspondences. Doctoral dissertation. University of Washington, Seattle.
Miksic John N. 2009. “Kilns of Southeast Asia.” Southeast Asian Ceramics: New Light on Old Pottery, John Miksic, pp. 48-69. Singapore: Southeast Asian Ceramic Society.
Nguyễn Đại Cổ Việt. 2012. “Về nguồn gốc của vần O tiếng Việt hiện đại.” Tạp chí Ngôn Ngữ 8: 32-45.
Nguyễn Tài Cẩn. 1995. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Piper Philip J., Lâm Thị Mỹ Dung Nguyễn, Khánh Trung Kiên, Nguyễn Thi Thuy, Charles F. W. Higham, Fiona Petchey, Elle Grono, Peter Bellwood. 2022. “The Neolithic of Vietnam.” The Oxford Handbook of Early Southeast Asia, Charles F. W. Higham and Nam Kim, pp. 1-24. Oxford University Press. DOI: 10.1093/oxfordhb/9780199355358.013.14
Rispoli Fiorella. 2007. “The incised & impressed pottery of mainland Southeast Asia: Following the paths of Neolithization.” East & West 57: 235–304.
Schneider Paul. 1992. Dictionnaire historique des idéogrammes Vietnamiens. Nice, France: iversité de Nice-Sophia Antipolis, R.I.A.S.E.M.
Schuessler Axel. 2009. Minimal Old Chinese and Later Han Chinese: A companion to Grammata Serica Recensa. Honolulu: University of Hawai’i Press.
Sugiyama Hiroshi, Sato Yuni. 2017. “Archaeological Study on the Kiln Sites in the Southeast Part of Myanmar and their Ceramics: Excavation of the Kaw Tar Kiln Site.” The Ancient East-West Corridor of Mainland Southeast Asia, pp 196-220. Geoinformatics International.
Thurgood Graham. 1999. From Ancient Cham to Modern Dialects: Two Thousand Years of Language Contact and Change: With an Appendix of Chamic Reconstructions and Loanwords. Oceanic Linguistics Special Publications, No. 28. University of Hawai‘i Press.
Wang Li. 王力. 1948. 漢越語研究 [Ngiên cứu về từ Hán-Việt]. 嶺南學報 [Tạp chí Lĩnh Nam] 9(1): 1–96.
Ngữ liệu khảo sát
Austroasiatic languages databases: (a) Mon-Khmer Etymological Dictionary http://sealang.net/monkhmer/dictionary/ and (b) Munda Etymological Dictionary http://www.sealang.net/munda/dictionary/
Sino-Tibetan languages database: Sino-Tibetan Etymological Dictionary and Thesaurus http://stedt.berkeley.edu/~stedt-cgi/rootcanal.pl
Southeast Asian language dictionaries: Vietnamese, Khmer, Thai, Lao, Mon, Shan, Malay, etc. http://www.sealang.net/library/
Chinese dialect database: 小學堂文字學資料庫 https://xiaoxue.iis.sinica.edu.tw/
Austronesian languages database: Austronesian Comparative Dictionary https://www.trussel2.com/ACD/introduction.htm
Tai language resources: Proto-Tai-o-matic http://sealang.net/crcl/proto/
Published reconstructions: Proto-Chamic, Proto-Tai, Proto-Hlai, Proto-Kam-Sui, Proto-Kra, Proto-Hmong-Mien
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i4.5583
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172