Kinh Dịch tại Việt Nam: Nhìn từ các sáng tác đại tự, câu đối, minh văn truyền thống

Bùi Bá Quân

Abstract


Tóm tắt: Dựa trên các tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn, bài viết đã giải mã và phân tích những đặc điểm, nội dung, giá trị của đại tự, câu đối, minh văn về chủ đề Kinh Dịch của Việt Nam trong quá khứ. Nguồn tư liệu bài viết xử lí vốn phong phú về trữ lượng, đa dạng về chủng loại, gồm cả hai loại hình giấy và hiện vật, trải rộng ở nhiều di tích từ cung điện, văn miếu, văn từ, văn chỉ đến đình, đền, chùa, từ đường, gia từ, và cổng. Từ góc nhìn của văn hóa Nho gia, tâm thái chung, tư duy phổ biến và chủ ý của người sáng tác, tác giả bài viết lại chú trọng khái quát những vấn đề cơ bản của đại tự, câu đối, minh văn Kinh Dịch thể hiện qua các phương diện hình thức, nội dung, cách thức, biệt lệ khi sáng tác, v.v.. Những nội hàm của kinh điển được khúc xạ qua thực tế vận dụng, điều đó cho thấy sức sống, tầm ảnh hưởng phổ biến, sống động của Kinh Dịch trong đời sống và văn hóa Việt Nam truyền thống.

Ngày nhận 05/5/2023; ngày chỉnh sửa 31/7/2023; ngày chấp nhận đăng 30/8/2023


Keywords


Kinh Dịch; văn hóa Việt Nam; đại tự; câu đối ; minh văn.

References


Bùi Bá Quân, Nguyễn Gia Khoa, Giang Mạnh Cầm. 2020. “Hệ thống đồ thờ truyền thống trong từ đường ở miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 6(1): 67-93.

Bùi Bá Quân. 2021. Dịch đồ học tại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bùi Dương Lịch soạn, Nguyễn Thanh Hà dịch. 2000. Yên Hội thôn chí. Hà Tĩnh: Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh.

Chu Hy soạn, Liêu Danh Xuân điểm hiệu. 2009. Chu Dịch bản nghĩa. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục.

Chu Hy. 2011. Tứ thư tập chú. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục.

Đặng Huy Trứ. 1869. Nhĩ hoàng di ái lục. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.1382.

Hoàng Thọ Kỳ, Trương Thiện Văn dịch chú. 2004. Chu Dịch dịch chú. Thượng Hải: Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.

Hồ Quảng. 1415. Chu Dịch đại toàn. Văn Uyên các tứ khố toàn thư ảnh ấn bản.

Huỳnh Minh Đức. 1994. Từ Ngọ môn đến Thái Hòa điện. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Khổng Tử san định, Chu Hy tập truyện, Tạ Quang Phát dịch. 1969. Kinh Thi. Tập II, III. Sài Gòn: Bộ Giáo dục - Trung tâm Học liệu.

Khuyết danh. Hà Nội tỉnh văn miếu. Thư viện Quốc gia Việt Nam. R.480.

Khuyết danh. Hy kinh lãi trắc. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.1420 và A.867.

Khuyết danh. Hy kinh sách lược. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.423/1.

Lâm Giang, Nguyễn Công Việt (chủ biên). 2004. Ngô Thì Nhậm toàn tập. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Lâm Giang. 2001. “Câu đối ở phủ Chúa”. In trong Thông báo Hán Nôm học 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới. tr.156-168.

Lê Quý Đôn soạn, Ngô Thế Long dịch. 2007. Đại Việt thông sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Lê Quý Đôn soạn, Nguyễn Thị Tuyết dịch. 2018. Bắc sứ thông lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

Lê Quý Đôn soạn, Phạm Trọng Điềm dịch chú. 2007. Kiến văn tiểu lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Lê Thánh Tông và các văn thần. Thiên Nam dư hạ tập. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.334.

Ngụy Thông Kỳ. 2004. “Phân loại tàng từ và các phân tích về chúng”. Đài Trung sư viện học báo, kỳ 2 quyển 18 (12/2004): 101-124.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Hoàng Văn Lâu dịch chú. 2003. Đại Việt sử ký toàn thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Ngô Tất Tố dịch chú. 2004. Kinh Dịch (trọn bộ). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Ngô Thì Nhậm. Ngô tộc Truy Viễn đàn phả. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.647.

Nguyễn Phúc Miên Tông và các văn thần. 1846. Thiệu Trị ngự chế văn tập. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.119/2.

Nguyễn Văn Lý. 1849. Đông Tác Nguyễn thị gia huấn. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.673.

Nội các triều Nguyễn soạn, Nhiều dịch giả dịch. 1993. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Tập 8. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Phạm Đình Hổ. Càn khôn nhất lãm. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. A.414.

Phạm Đoàn Phương. 2017. “Luận giải tên gọi các công trình kiến trúc trong Đại nội Huế”. Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phan Kế Bính. 2014. Việt Nam phong tục. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức - Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam.

Quốc sử quán triều Nguyễn soạn, Nhiều dịch giả dịch. 2007. Đại Nam thực lục. Tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Trình Di soạn, Vương Hiếu Ngư điểm hiệu. 2016. Chu Dịch Trình thị truyện. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục.

Trình Hạo, Trình Di soạn, Vương Hiếu Ngư điểm hiệu. 2021. Nhị Trình tập: Hà Nam Nhị Trình di thư quyển đệ ngũ. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục.

Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên). 2021. Chợ truyền thống Việt Nam qua tư liệu văn bia. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. 2023. Điện Thái Hòa - Kiến trúc & nghệ thuật: Biểu tượng khát vọng của triều Nguyễn. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Ủy ban Nhân dân phường Thụy Phương. 2015. Di sản Hán Nôm Đình Chèm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Vũ Kiêm Ninh (sưu tầm và giới thiệu). 2007. Cổng làng Hà Nội xưa và nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i4.5582

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172