Vấn đề cơ bản của triết học: Cơ sở và giới hạn

Nguyễn Quang Hưng

Abstract


Tóm tắt: Luận bàn xung quanh vấn đề cái thế giới này là cái gì, cái thế giới này do đâu mà có trong một thời gian dài được coi là vấn đề căn cốt nhất của triết học truyền thống và từ đây phân chia các triết gia thành hai khuynh hướng chính là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm tùy thuộc vào cách tiếp cận của họ trong giải quyết vấn đề trên. Trên cơ sở khẳng định việc ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau nên có nhiều người ngộ nhận rằng đó là vấn đề cơ bản của mọi triết thuyết, hơn nữa, từ đó nảy sinh ra việc cường điệu chủ nghĩa duy vật, hạ thấp chủ nghĩa duy tâm, bài viết lần lại lịch sử của vấn đề, chỉ ra những cơ sở của nó, đồng thời cũng cho thấy giới hạn, tính tương đối của nó. Có thể coi đó là vấn đề cơ bản của triết học phương Tây cổ điển từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước, chứ không hẳn là vấn đề cơ bản của triết học phương Tây hiện đại, càng không thể coi đó là vấn đề cơ bản của triết học phương Đông. Sẽ là sai lầm nếu coi đó là vấn đề cơ bản của mọi triết thuyết. Điều chính yếu là không nên cường điệu, tuyệt đối hóa vấn đề này để rồi hạ thấp triết thuyết này, đề cao triết thuyết kia.

Ngày nhận 20/3/2023; ngày chỉnh sửa 17/7/2023; ngày chấp nhận đăng 30/8/2023


Keywords


vấn đề cơ bản của triết học; triết học phương Tây cổ điển; triết học phương Tây hiện đại; triết học phương Đông.

References


Aristotle. 1976. Siêu hình học. Aristotle, Các tác phẩm, trọn bộ 4 tập, tập 1, bản dịch tiếng Nga. Mátxcơva: Nhà xuất bản Tư tưởng.

Ănghen Friedrich. Lútvich Phoibach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. (https://vnkienthuc.com/threads/lut-vich-phoi-o-bac-va-su-cao-chung-cua-triet-hoc-co-dien-duc.31654/. Truy cập tháng 8/2023).

Bacon Francis. 2016. Bộ công cụ mới, người dịch Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng Chuẩn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

German idealism

(https://en.wikipedia.org/wiki/German_idealism). Truy cập tháng 6/2023.

Hegel Georg Wilhelm Friedrich. (1892-1896), Lectures on the History of Philosophy (Berlin, 1820s), 3 volumes, bản dịch E. S. Haldane and F. Simson.

Hegel Georg Wilhelm Friedrich. 1976. “Bản chất của sự phê phán triết học”. Trang 268-284, trong: Hegel G.W.F. 1976. Các tác phẩm trong những năm tháng, bản dịch tiếng Nga, tập 1. Mátxcơva: Nhà xuất bản Tư tưởng.

Hirschberger Johannes. 2020a. Lịch sử triết học, bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn và các cộng sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Hirschberger Johannes. 2020b. Lịch sử triết học, tập 2, Bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn và các cộng sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Hội đồng Trung ương Chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia Các bộ môn Khoa học Mác-Lênin. 2002. Giáo trình triết học Mác- Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,.

Hội đồng Trung ương Chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia Các bộ môn Khoa học Mác-Lênin. 2004. Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Ilyenkov Evald

(https://en.wikipedia.org/wiki/Evald_Ilyenkov). Truy cập tháng 6/2023.

Kant Immanuel. 2004. Phê phán lý tính thuần túy. Bản dịch và chú giải của Bùi Văn Nam Sơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Leibniz Gottfried Wilhelm. 1982. “Giải đáp những suy tư cho lần xuất bản lần thứ hai cuốn từ điển của Ngài Pierre Bayle”. Trang 318-325, trong: Leibniz G. W., Các tác phẩm, tập I, bản dịch tiếng Nga. Mátxcơva: Nhà xuất bản Tư tưởng.

Lênin Vladimir Ilyich. 1980. “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Lênin V. I 1980. Toàn tập, tập 18. Mátxcơva: Nhà xuất bản Tiến bộ.

Lênin Vladimir Ilyich. 1981. Bút ký triết học. Lênin V.I (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

Locke John. 2009. An Essay Concerning Human Understanding Book II: Ideas (PDF). Early Modern Texts. Jonathan Bennett.

Lucas Gyorgy

(https://en.wikipedia.org/wiki/Gyorgy_Luca). Truy cập tháng 6/2023.

Phan Tấn Thành. 2022. Lời về Thiên Chúa trong đời sống giáo hội, tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Russell Bertrand. 1945. A History of Western Philosophy and Its Connection with Political and Social Circumstances from the Earliest Times to the Present Day, New York: Simon and Schuster.

Schelling Friedrich Wilhelm Joseph. 1984. Zur Geschichte der neueren Philosophie. Reclam Verlag.

The basis question of philosophy. Bản dịch tiếng Anh bài viết trên Bách khoa thư Xô viết năm 1979. (https://encyclopedia2.thefreedictionary.com/Basic+Question+of+Philosophy). Truy cập tháng 6/2023.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i4.5581

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172