Trường đào tạo nhân viên công tác xã hội đầu tiên ở Việt Nam

Hoàng Bá Thịnh, Trần Quang Tuyến

Abstract


Các bài viết đề cập đến lịch sử phát triển ngành công tác xã hội ở Việt Nam, có nhiều quan niệm khác nhau, các ý kiến tập trung đều đề cập đến thời điểm khoảng giữa thế kỷ XX và xuất hiện ở miền Nam. Nghiên cứu tư liệu cho thấy lịch sử ngành công tác xã hội ở Việt Nam bắt đầu sớm hơn, tính từ khi thành lập Trường Cao đẳng Trợ giúp xã hội tại Hà Nội thời Pháp (1939). Bài viết này giới thiệu quá trình hình thành, tiêu chí tuyển sinh, chế độ học bổng, trợ cấp đối với người học; thời gian đào tạo và chương trình đào tạo; tiêu chuẩn công nhận tốt nghiệp và sử dụng cán bộ, nơi làm việc của học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo tại Trường Cao đẳng Trợ giúp xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả trao đổi về những nhận định liên quan đến lịch sử hình thành ngành công tác xã hội ở Việt Nam, chiều cạnh giới trong công tác xã hội ở Việt Nam gần một thế kỷ trước đây. Bài viết cho thấy mô hình công tác xã hội ở miền Bắc trong thời kỳ Pháp đã tập trung vào lĩnh vực công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em. Các nhân viên trợ giúp xã hội được giảng dạy và đào tạo về học thuật đa ngành, nhưng tập trung chủ yếu vào việc chống hoa liễu và lao phổi, cũng như áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ sản phụ và trẻ em.

Ngày nhận 27/4/2022; ngày chỉnh sửa 05/7/2022; ngày chấp nhận đăng 30/6/2023

DOI.................................



Keywords


trợ giúp xã hội; lịch sử ngành công tác xã hội; giới trong công tác xã hội.

References


Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Unicef. 2014. “Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg về Phát triển nghề công tác Xã hội tại Việt Nam- Rà soát tiến độ của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội và Unicef Việt Nam”. Hà Nội 8/2014

Bùi Thị Hà 2019. Y tế phương Tây ở Bắc kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. Luận án Tiến sĩ Sử học. Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Chính phủ. 2020. “Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030”. QĐ số 1929/QĐ-TTg, ngày ngày 25 tháng 11 năm 2020.

Cục Bảo trợ xã hội .2021. “Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi: Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội dựa trên quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội” (http://btxh.gov.vn/danh-muc-tin/thu-truong-nguyen-van-hoi-quy-hoach-mang-luoi-co-so-tro-giup-xa-hoi-dua-tren-quan-diem-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-nguoi-dan-tiep-can-va-thu-huong-dich-vu-tro-giup-xa-hoi_t114c4n1567). Truy cập ngày 4/7/2022.

Đào Văn Dũng (chủ biên). 2012. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Douglas Durst, Thi Huong Lanh, Myrna Pitzel. 2010. “A Comparative Analysis of Social Work in Vietnam and Canada: Rebirth and Renewal”. Journal of Comparative Social Work 2010/: 1-12

Lê Chí An. 2012. “Bối cảnh xây dựng ngành công tác xã hội ở Việt Nam”. Trong sách: Một số lý thuyết công tác xã hội ở Việt Nam và Đức (Juliane Sagebiel và Ngân Nguyễn-Meyer, chủ biên). Hanns Seidel Foundation –Trường Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Nhâm Tuyết. 1975. Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, in lần thứ 2.

Margaret Groslt, Carlo del Nimo, Emil Tesline, Azedine Onerghi. 2009. Về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội. Ngân hàng Thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

Huong Nguyen, Trang Thu Nguyen, Naomi Farber. 2017. “Vision, Challenges and Solutions in the Development of Professional Social Work in Vietnam: Perceptions of Key Stakeholders”. International Journal of Social Science Studies 5(3): 21-29 March 2017.

Huong Nguyen. 2015. “Practicing Social Work through Fiction- Writing and Journalism: Stories from Vietnam”; International Journal of Innovation, Creativity and Change 2(1) May 2015.

Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Hồi Loan (đồng chủ biên). 2015. Giáo trình Công tác xã hội đại cương. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 07/12/1939 thành lập Trường Cứu trợ xã hội tại Hà Nội (Arrêté du 7 desceembre 1939 du Gouverneur gesneeral de I’Indochina portant creation à Hnoi d’une école d’assistance sociale; J.1202, JOIF 1939, tr.272). Trang 1264-1269, trong sách: Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và lưu trữ (1858-1945). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

Phạm Huy Dũng, Phạm Huy Tuấn Kiệt (đồng chủ biên). 2016. Giáo trình Công tác xã hội trong y tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Oanh. 2002. "Historical development and characteristics of social work in today's Vietnam”. International Journal of Social Welfare 11(1): 84-91.

Stephen Kidd, Tareq Abu-el-Haj; Bazlul Khondker; Carol Watson; Sharlene Ramkissoon. 2016. Tổng quan và đề xuất đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam. Hà Nội.

Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. 2012. “Kết quả phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chính sách, pháp luật bảo trợ xã hội tại Ủy ban về các vấn đề xã hội”; Số 893/BC-UBVĐXH13; Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2012.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i3.5299

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172