Dấu ấn văn hóa Chămpa ở Hà Nam (dưới góc nhìn địa văn hóa - lịch sử)

Đinh Đức Tiến

Abstract


Bài viết tập trung vào việc khảo cứu các nguồn tài liệu khác nhau (chính sử, địa chí, bia ký và thần tích, truyền thuyết dân gian, v.v.) để chỉ ra những dấu ấn văn hóa Chămpa ở tỉnh Hà Nam. Tác giả dựa trên quan điểm “địa văn hóa - lịch sử” mà chỉ ra vị trí của Hà Nam trong hệ thống giao thông đường thủy từ cửa Đáy (Đại An/Ác) - sông Châu với kinh sư Thăng Long. Đây cũng là con đường “thiên lý” kết nối giữa Đại Việt với Chămpa trong quá khứ. Qua đó, để chỉ ra quá trình định cư của người Chămpa trên đất Hà Nam với dấu ấn là nơi thờ cúng các vị thần linh có gốc gác hoặc liên quan tới Chămpa. Bên cạnh đó còn có một dấu ấn văn hóa Chămpa trên đất Hà Nam liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Hà Nam được coi là trung tâm của vùng đồng “Chiêm trũng” gắn với vụ Chiêm theo chu kỳ sản xuất của người nông dân ở châu thổ Bắc Bộ. Qua đó, bài viết sẽ lý giải những vấn đề liên quan đến thuật ngữ “Chiêm” vốn lâu nay đã trở thành một phần của văn hóa nông nghiệp truyền thống ở miền Bắc Việt Nam.

Ngày nhận 17/10/2022; ngày chỉnh sửa 13/12/2022; ngày chấp nhận đăng 30/6/2023

DOI..............................          



Keywords


Hà Nam; đồng Chiêm trũng; dấu ấn Chămpa; lúa/vụ Chiêm.

References


Bùi Xuân Đính. 2022. Bách khoa thư làng Việt cổ truyền. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.

Cao Hùng Trưng. 2017. An Nam chí nguyên. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Cao Xuân Phổ. 1970. “Tháp Chương Sơn thời Lý”. Tạp chí Khảo cổ học 5, 6: 48-63.

Chu Khứ Phi. 1175. Lĩnh ngoại đại đáp. Hà Nội: Tài liệu lưu trữ tại phòng tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dương Kỵ. 1943. “Nước Chiêm Thành và những ảnh hưởng của người Chiêm Thành mà dân tộc ta phải chịu”. Tạp chí Tri tân 92, 93, 94.

Đinh Đức Tiến. 2015. Quan hệ Đại Việt - Chămpa thế kỷ X-XV ở châu thổ Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ sử học.

Đinh Đức Tiến. 2020. “Giao thoa văn hóa Việt - Chăm thời Tiền Lê”. Hà Nam trong cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Lê Hoàn. Hà Nội: Nhà xuất bản Dân Trí.

Lại Văn Toàn và cộng sự. 2004. Thần tích, thần sắc Hà Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Le Breton. 1935. “Thành cổ An Tịnh”. BAVH (Những người bạn cố đô Huế) 22: 263.

Lê Bá Thảo. 2001a. Thiên nhiên Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Lê Bá Thảo. 2001b. Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Lê Đình Phụng. 2015. Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Lê Quý Đôn. 2006. Vân đài loại ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Lê Tắc. 2009. An Nam chí lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Lịch Đạo Nguyên. 1999. Thủy kinh chú sớ. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Madrolle. 1912. Hanoi et ses environs (Hà Nội và các vùng phụ cận). Paris, London: Hachette Library.

Nguyễn Hồng Kiên. 2000. “Có hay không nghệ nhân - tù binh Chămpa trong việc xây dựng tháp Then - Bình Sơn”. Những phát hiện mới về khảo cổ học 1999: 744-745.

Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Hồng Kiên. 1995. “Nhìn lại linga chùa Dâu”. Những phát hiện mới về khảo cổ học 1994: 181-182.

Nguyễn Tiến Đông, Ogawa Yako. 2000. “Hai giếng nước có kỹ thuật Chămpa ở xã Song Phương, Đan Phượng, Hà Tây”. Những phát hiện mới về khảo cổ học 1999: 727-728.

Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Hữu Thiết. 2005. “Hai bức tượng Chăm ở chùa Bạch Sam, Hà Nội”. Những phát hiện mới về khảo cổ học 2004: 806-808.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê. 1993a. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê. 1993b. Đại Việt sử ký toàn thư tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Trãi. 1976. “Dư địa chí”. Nguyễn Trãi toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phạm Quỳnh. 1932. “Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam”. Nam phong 169: 152-153.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 1997. Đại Nam nhất thống chí, tập 3. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Tạ Chí Đại Trường. 2004. Sử Việt đọc vài cuốn. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Văn Mới.

Tạ Chí Đại Trường. 2006. Thần người và đất Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Tạ Chí Đại Trường. 2012. Bài sử khác cho Việt Nam. Tập tài liệu các nhân.

Thái Văn Kiểm. 1958. “Ảnh hưởng Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam”. Văn hóa Á châu 1 (tháng 4).

Trần Hậu Yên Thế. 2008. “Dấu ấn mỹ thuật Chămpa trên cố đô Hoa Lư”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 2: 61-64.

Trần Quốc Vượng. 1998. Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Trần Văn Giáp. 1935. “Di tích văn hóa của người Chiêm Thành ở xứ Bắc Kỳ”. Bài diễn thuyết ở Hội Trí tri Hà Nội (ngày 28 tháng 2).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i3.5296

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172