Ảnh hưởng của tôn giáo đến điêu khắc trang trí ở đình làng: Qua nghiên cứu một số biểu tượng ở đình Tây Đằng, Hạ Hiệp và So

Đoàn Văn Luân

Abstract


Đình làng trong quá khứ đóng vai trò là một trung tâm của các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chứng kiến những thay đổi đang diễn ra từng ngày ở mỗi làng quê Việt Nam. Không những thế, đình làng còn là công trình kiến trúc truyền thống, nơi lưu giữ các tác phẩm điêu khắc, trang trí mang giá trị nghệ thuật đắc sắc riêng có của người Việt ở Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Bài viết này tập trung nghiên cứu các ngôi đình làng Việt (ở châu thổ Bắc Bộ) thông qua ba trường hợp là Tây Đằng (Ba Vì), Hạ Hiệp (Phúc Thọ), So (Quốc Oai), chúng lần lượt có niên đại xây dựng vào thế kỷ XVI, XVII và XVIII. Mỗi ngôi đình mang phong cách kiến trúc riêng, với những đồ án điêu khắc trang trí phản ánh các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Nội dung của các đề tài nghệ thuật đó thường gắn liền với cuộc sống của người dân lao động, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những ước mơ khát vọng chinh phục tự nhiên. Trải qua chiến tranh, sự tàn phá của thời gian và cả những tác động của con người, nhưng ba ngôi đình vẫn bảo tồn được kết cấu kiến trúc và những mảng chạm khắc nghệ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh kỹ thuật tạo tác mang tính thẩm mỹ độc đáo, thì bản thân mỗi tác phẩm hay đồ án/đề tài trang trí lại mang trong nó những “mật mã” của cuộc sống con người Việt Nam ở vùng Bắc Bộ. Chính vì vậy, việc xác định chủ đề, nội dung mảng chạm và giải mã ý nghĩa của các chủ đề điêu khắc giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội, văn hóa, con người Việt Nam trong quá khứ, nhất là đời sống tâm linh (tôn giáo - tín ngưỡng). Trong bài viết này, tác giả đề cập tới sự ảnh hưởng của tôn giáo đến điêu khắc trang trí đình làng ở châu thổ Bắc Bộ, thông qua phân tích một số biểu tượng tôn giáo xuất hiện ở ba ngôi đình kể trên. Từ đó để thấy rõ được những ảnh hưởng và tác động qua lại giữa thế giới tâm linh với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người nông dân Việt Nam trong xã hội cổ truyền.

Ngày nhận 03/10/2022; ngày chỉnh sửa 29/11/2022; ngày chấp nhận đăng 30/12/2022

DOI.......................



Keywords


tôn giáo; biểu tượng; trang trí; đình làng

References


Coomaraswamy Ananda K. 1998. Elemests of Buddhist Iconography. Munshiram Manoharlal Publishers Pvt.Ltd.

Smith Anthony D. 2009. Ethno-symbolism and Nationalism A cultural approach. Routledge Taylor & Francis Group.

Chu Quang Chứ. 1996. Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Đinh Hồng Hải. 2014. Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Đinh Hồng Hải. 2016. Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam: Các con vật linh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Đoàn Trung Còn. 2005. Phật học từ điển. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự . 1993. Đình Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Đạo Cương, Nguyễn Hồng Kiên. 2017. Kiến trúc đình làng Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Hồ Đức Thọ. 2008. Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tác giả nghiên cứu nghi lễ thờ cúng ở nhà, và nghi lễ thờ cúng ở đình, đền, chùa. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Quinn Malcolm. 2005. “The swastika constructing the symbol”. Taylor & Francis e-Library.

Nguyễn Hồng Kiên. 2003. Những ngôi đình làng thế kỷ 16 ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ lịch sử Chuyên ngành khảo cổ học, Viện Khảo cổ học.

Tạ Quốc Khánh. 2005. Đình làng Hạ Hiệp - Kiến trúc và điêu khắc. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Lâm Biền. 2012. Diến biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Trần Lâm Biền. 2017. Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ). Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh. 2017. Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Phật giáo Vĩnh Cửu. “Ý Nghĩa "Bát Bảo Cát Tường" Trong Phật Giáo Tây Tạng - Thích Nguyên Định”. Nguồn: (http://www.phatgiaovinhcuu.vn/nghien-cuu/y-nghia-bat-bao-cat-tuong-trong-phat-giao-tay-tang-thich-nguyen-dinh_83.html). Truy cập tháng 12/2022.

Nguyễn Tấn Đích. “Bát quái là gì? 8 thẻ trong bát quái và ý nghĩa trong phong thủy” (https://nguyentandich.com/bat-quai-la-gi/). Truy cập tháng 12/2022.

Trịnh Cao Tưởng. 2005. Thành Hoàng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa.

Trịnh Cao Tưởng. 2007. Kiến trúc cổ Việt Nam từ các nhìn khảo cổ học, Nhà xuất bản Xây dựng.

Vũ Tam Lang. 1998. Kiến trúc cổ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i1b.4979

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172