Sự biến đổi của giáo dục Thư đạo ở Nhật Bản từ sau chiến tranh đến nay

Miyata Tenpu

Abstract


Giảng dạy Thư đạo ở Nhật Bản có thể ngược dòng từ thời Edo, tức là từ thế kỉ XVII. Thư đạo đóng vai trò bổ sung năng lực hiểu nghĩa chữ Hán và hun đúc trật tự tinh thần cho người dân Nhật Bản đương thời. Thư đạo là một loại hình văn hóa truyền thống Nhật Bản. Bài viết trình bày tình hình biến đổi của Thư đạo trong các giai đoạn trước chiến tranh, sau chiến tranh và thực trạng hiện nay. Trước chiến tranh, Thư đạo vốn được gọi là môn học độc lập, gọi là “luyện chữ”. Sau đó, môn học này bị gộp với kỹ năng “đọc sách” và “viết văn” thành một môn học chung của hợp phần “Quốc ngữ”. Năm Showa 16 (1931), Thư đạo được phục hồi thành môn “luyện chữ” độc lập khỏi “Quốc ngữ”. Hiện nay, Thư đạo được giảng dạy trong môn “viết chữ” với hai nội dung là kakikata (cách viết) sử dụng bút cứng và shuji (luyện chữ) sử dụng bút lông.          Trước chiến tranh, ở Nhật Bản, loại bút lông gọi là “quyển bút” quấn bằng ống giấy được sử dụng rộng rãi, nhưng sau chiến tranh, loại bút lông có cấu trúc kiểu “thủy bút” được truyền bá vào Nhật Bản từ Trung Quốc trở nên phổ biến. Do cấu trúc hai loại bút khác nhau nên kĩ thuật viết chữ cũng thay đổi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản sau chiến tranh số lượng giáo viên thực sự nắm được các kiến thức và bút pháp của Thư đạo giảm sút. Ở các trường học, các địa phương, thậm chí lớp học Thư đạo, vẫn có tình trạng sử dụng bút kiểu mới nhưng dạy theo bút pháp kiểu cũ. Bài viết này xin dành một phần nội dung để trình bày về sự biến đổi của chủng loại, cấu tạo cây bút, dẫn đến sự khác biệt của bút pháp Thư đạo.

Ngày nhận 09/4/2019; ngày chỉnh sửa 11/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019


Keywords


Thư đạo; Kakikata; Shuji; Makifude; Suihitsu

References


Fujino Unpei. 2015. Nguồn gốc bút và thế giới quyển bút - Hankeido Unpeihitsu 400 năm”. Nhà xuất bản Hankeido.

(藤野雲平2015年「筆の源流巻筆の世界―攀桂堂雲平筆四百年―」攀桂堂)

Kitayama Satoka. 2014. “Về bút hoạ của bước ngoặt phải trong giáo dục”. Nhà xuất bản Đại học Kyoto.

(北山聡佳2014年「小学校書教育における右回旋の筆画について」京都大学)

Suzuki Takafumi. 2017. “Bối cảnh sử dụng “thư tả” trong khoá học giảng dạy ở trường Tiểu học”. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục và giảng dạy, Quyển 3, số 1. Nhà xuất bản Đại học Teikyo.

(鈴木貴史2017年「小学校の教育課程における「書写」採用の背景」帝京科学大学)

Suzuki Yuto. 2014. “Biên soạn lại thảo luận “Mao bút học tự””. Hội đồng khoá học giảng dạy năm Showa 31,32”. Nhà xuất bản Đại học nữ Kamakura.

(鈴木勇人2014年「昭和31・32年度教育課程審議会における「毛筆習字」再編論議」鎌倉女子大学)

Suzuki Keiko. 1997. Trào lưu của cải cách giáo dục “cách viết. Nhà xuất bản Đại học Nagasaki

(鈴木慶子1997年「「書き方」教育改革の潮流」長崎大学)

Bộ Giáo dục. 1947. Cương lĩnh tổng hợp hướng dẫn học tập. Nhà xuất bản Bộ Giáo dục.

(文部省1947年「学習指導要領一般編‐試案‐ (抄)(昭和二十二年三月二十日)」文部科学省)

Bộ Giáo dục. 1981. Lịch sử trăm năm Học chế. Nhà xuất bản Bộ Giáo dục

(文部省1981年「学制百年史」文部省)

Bộ Giáo dục. 1991. Cương lĩnh giảng dạy học tập cũ. Nhà xuất bản Bộ Giáo dục

(文部科学省1991年「旧学習指導要領」文部科学)

Hiệp hội Chứng nhận Năng lực Thư đạo Nhật Bản. 2001. Bài giảng công nhận năng lực Thư đạo cấp 3. Tài liệu phát hành nội bộ

(一般社団法人日本書道技術師認定協会2001年「3級書道技術師認定講座」)

Thư viện trường Đại học Nghệ thuật Tokyo. 1993. “Tư liệu giáo dục dân chúng thời kỳ Trung thế Cuốn đặc biệt Đào tạo Sugoroku và giáo trình” Mục lục: Kỷ niệm 120 năm thành lập trường đại học Nghệ thuật Tokyo”. Nhà xuất bản: Thư viện trường Đại học Nghệ thuật Tokyo.

(東京学芸大学附属図書館1993年「特別展近世庶民教育資料「教育双六と教科書」目録 : 東京学芸大学創基120周年記念」東京学芸大学附属図書館)


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172