Nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo, tín ngưỡng trong ngành Việt Nam học: Hướng tiếp cận và ứng dụng
Abstract
Việt Nam học là một ngành khoa học có mã số độc lập, có đối tượng và phương pháp tiếp cận mang đặc thù tương đối. Cũng như các khái niệm “Huế học”, “Hà Nội học”, Việt Nam học chọn hướng nghiên cứu, khai thác những khía cạnh đặc trưng của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam. Dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôn giáo nội sinh thì các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đều đã mang những đặc trưng riêng gắn với đặc điểm vị trí địa lý, tâm thức cũng như văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Xác định Việt Nam học là một chuyên ngành độc lập, việc lựa chọn công trình nghiên cứu (của cả giảng viên, sinh viên) và nội dung giảng dạy học phần về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam cho chuyên ngành Việt Nam học hiện nay cần phải chọn góc tiếp cận chủ yếu là chuyên ngành này để làm rõ, nổi bật yếu tố “Việt Nam” ẩn chứa trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta khẳng định thêm Việt Nam học là một hướng nghiên cứu có lối đi riêng. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu và khái quát hóa, bài viết này sẽ trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan, trong đó trực tiếp đề cập đến vấn đề khái niệm, hướng tiếp cận chuyên ngành Việt Nam học, từ đó đề xuất những nội dung nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam trong đào tạo chuyên ngành này hiện nay.
Ngày nhận 07/11/2018; ngày chỉnh sửa 13/01/2019; ngày chấp nhận đăng 28/02/2019
Keywords
Full Text:
Subscribers OnlyReferences
Đào Duy Anh. 1957. Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng.
Đào Duy Anh. 1964. Đất nước Việt Nam qua các đời. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Trần Lê Bảo. 2013. “Góp phần định hướng đào tạo Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt” in trong Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt: Lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
Đinh Văn Đức. 2013. “Đào tạo Việt Nam học: Cảm nhận qua một phỏng vấn”, in trong Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt: Lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
Giovanni Filipo De Marini, in trong Mario Sica . 2013. Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Nguyễn Văn Huyên. 1995. Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập 1, 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Nguyễn Văn Huyên. 2016. Văn minh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nguyễn Quang Hưng. 2014. “Tôn giáo và văn hóa: quan niệm của C. Dowson”, in trong Tôn giáo và văn hóa: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bảnTôn giáo.
Nguyễn Đình Lâm. 2018. “Tục thờ “Bà Tổ cô” của người Việt vùng châu thổ Bắc bộ”. Bản thảo chưa công bố, Hà Nội.
Nguyễn Đình Lâm. 2017. “Xác định phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Hậu cần - Kỹ thuật Công an nhân dân, số 16, Hà Nội.
CadièreLéopold. 1997 (Đỗ Trinh Huệ dịch). Về Văn hóa tín ngưỡng truyền thống người Viêt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Thiện Nam. 2013. “Định hướng quy hoạch chuyên ngành Việt Nam học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội”, in trong Nghiên cứu, đạo tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: những vấn đề ly luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
PapinPhilippe. 2010. Lịch sử Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật và Công ty sách Nhã Nam.
HuardPierre, Maurice Durand. 1993. Hiểu biết về Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Trần Từ (Nguyễn Từ Chi). 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ. Hà Nội: Nhà xuất bảnKhoa học xã hội.
Viện Việt Nam học và khoa học phát triển. 2018. Trang Thông tin Điện tử Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2018.
Việt Nam học. 2007. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ II, Tập I, II, II. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Việt Nam học. 2013. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ IV, Tập I, II, III, IV. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Dampier William . 2007. Một chuyến du hành đến Đàng ngoài năm 1688. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172