Đời sống tinh thần của người Cơ Ho ở Lâm Đồng qua các hoạt động lễ hội kỳ dịp dưới tiếp cận Lý thuyết Đô thị hóa

Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Như Thúy

Abstract


Bài viết này tập trung phân tích đời sống tinh thần của người Cơ Ho  tỉnh Lâm Đồng qua các hoạt động lễ hội kỳ dịp dưới tiếp cận Lý thuyết Đô thị hóa. Để làm rõ những biến đổi về đời sống tinh thần qua các hoạt động lễ hội kỳ dịp, chúng tôi tập trung phân tích những biến đổi thông qua các hoạt động: lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội văn hóa cồng chiêng, lễ hội mừng giáng sinh, đón năm mới trong đời sống đồng bào Cơ Ho tại địa bàn nghiên cứu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đời sống tinh thần như sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là quá trình đô thị hóa. Các nhà xã hội học khi phân tích về Lý thuyết Đô thị hóa, chủ yếu nhấn mạnh vào sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, quá trình di dân, biến đổi dân số chứ chưa quan tâm nhiều đến thay đổi đời sống tinh thần. Kết quả nghiên cứu về biến đổi đời sống tinh thần của người Cơ Ho tại Lâm Đồng thông quan các hoạt động lễ hội kỳ dịp là một trong những căn cứ để đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Ho nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.

Trong giới hạn nội dung bài viết, chúng tôi tập trung vào ba khía cạnh: (1) Khái lược về người Cơ Ho ở Lâm Đồng và Lý thuyết Đô thị hóa, (2) Những biến đổi về đời sống tinh thần qua các hoạt động lễ hội kỳ dịp dưới tiếp cận Lý thuyết Đô thị hóa, (3) Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua các hoạt động lễ hội kỳ dịp.

Ngày nhận 04/6/2018; ngày chỉnh sửa 24/10/2018; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019


Keywords


Cơ Ho; đô thị hóa; lễ hội đâm trâu; lễ hội mừng lúa mới; văn hóa cồng chiêng.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Ban chỉ đạo Tây Nguyên. Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông. 2016. Giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật.

Đặng Quang Thành. 2008. Văn hóa và phát triển. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM.

Endruweit.G và Trommsdorff.G. 2002. Từ điển Xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt nam. 1995. Từ điển Bách Khoa Việt Nam 1. Hà Nội: Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam.

Kim Ngân. 2018. “Tết ấm no của bà con Cơ Ho Nam Tây Nguyên”. Phóng sự Công an Nhân dân (http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Tet-am-no-cua-ba-con-K-ho-Nam-Tay-Nguyen). Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018).

Linh Nga NiêkDam. 2011. Văn hóa dân gian truyền thống của tộc người Cơ Ho. Hà Nội. Nhà xuất bản Thanh Niên.

Lê Thanh Sang. 2008. Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới. 1979-1989 và 1989-1999. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Từ Chi. 2004. Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Nguyễn Minh Tuấn. 2012. “Đời sống của Đồng bào dân tộc ÊĐê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk – Những phân tích và so sánh xã hội học”. Luận án Tiến sĩ Xã hội học.

Phan Ngọc Chiến (chủ biên). 2005. Người Kơho ở Lâm Đồng, Nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn hóa. Nhà xuất bản Trẻ.

Phạm Thơ. 2005. “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. (http://quydisan.org.vn/khong-gian-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen/a635287.html). Truy cập tháng 11 năm 2018.

Võ Tuấn Tú. 2016. Tây Nguyên dưới góc nhìn nhân học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM.

Việt Tộc. 2015. “Cảm nghĩ về văn hóa cồng chiêng”. Việt Tộc, (http://www.viettoc.org/ ve-van-hoa-cong-chieng). Truy cập 12 tháng 11 năm 2018.

Số 02/BC-UBND thị trấn Lạc Dương về tình hình hoạt động của đội (nhóm) cồng chiêng năm 2014 và phương hướng quản lý năm 2015.

Số 70/BC-UBND TT Lạc Dương, báo cáo tính hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2014) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2015 – 2020).

UBND xã Tà Nung, báo cáo tính hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2014) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2015-2020).


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172