Thực hành nghi lễ của người Công giáo nhập cư tại Hà Nội: Một phân tích so sánh với những người Công giáo bản xứ tại Giáo xứ Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Abstract


Trong bất cứ một tôn giáo nào thì niềm tin (sự tín tưởng1 hay “ý niệm về tính thiêng liêng2”) và việc thực hành các nghi lễ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm linh cũng như đời sống tinh thần của một con người ở bất cứ xã hội nào. Nghiên cứu này không chỉ tập trung nghiên cứu về tôn giáo mà còn tập trung nghiên cứu đối tượng người nhập cư Công giáo thực hành các nghi lễ trong đạo. Đối với thời điểm hiện nay, vấn đề di cư  hay nhập cư luôn là vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt khi xã hội phát triển và nhu cầu về đời sống vật chất ngày càng cao thì nhu cầu tâm linh lại càng trở nên cấp thiết hơn. Điều này được chứng minh trong các nghiên cứu nước ngoài khi có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới di chuyển đến các nước Tây Âu thì nhu cầu về vấn đề tâm linh của họ lại ngày càng cao và nhà thờ luôn là nơi rất cần thiết để người nhập cư có thể lui tới để cầu nguyện, thờ phụng, thực hành các nghi lễ (Hirschman 2004). Bài viết không chỉ đưa ra những kết quả trong việc thực hành các nghi lễ của người nhập cư, ngoài racòn có những so sánh khá thú vị về việc thực hành nghi lễ giữa người nhập cư và người bản xứ nhằm rút ra những kết luận cụ thể và mở ra cho nghiên cứu sau này về vấn đề nhập cư Công giáo.

Ngày nhận 30/8/2018; ngày chỉnh sửa 25/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/12/2018

https://doi.org/10.33100/tckhxhnv4.3b.NguyenThiNgocAnh



Keywords


Từ khóa: niềm tin; thực hành nghi lễ; nhập cư; bản xứ; Công Giáo.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Charles Bí tíchHirschman. “The Role of Religion in the Orugins and Adaptation of Immigrant Groups in the United States”. 38 (3), 1206–1233.

Đài Vatican. 2018. “Lễ Chúa Thăng thiên mời gọi loan báo tin mừng cho toàn thế giới”. Trích bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Phanxico, truy cập 13.05.2018.

“Luật dự lễ ngày chủ nhật cùng các ngày lễ buộc”. Báo công giáo 24h. (https://xn--bocnggio-8yag8r.vn/tai-lieu-kinh-thanh/luat-du-le-ngay-chua-nhat-cung-cac-ngay-le-buoc-5147.html). Truy cập tháng 03 năm 2017.

Massey, D. S., & Higgins, M. E. 2011. “The effect of immigration on religious belief and practice : A theologizing or alienating experience?" Social Science Research, 40 (5): 1371–1389. https://doi.org/10.1016/j.ssresearch.2010.04.012.

“Một số nghi lễ trong Phật giáo Theravāda” (https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=3E5251).

Nguyễn Đức Lộc. 2010. “Cơ cấu tổ chức cộng đồng theo giáo xứ của người Việt Công giáo di cư năm 1954 tại Nam bộ” (Nghiên cứu trường hợp Hố Nai, Đồng Nai và Cái Sắn ở Cần Thơ). Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 13, số X2-2010.

Nguyễn Hồng Dương. 1995. Đời sống đạo của người dân theo đạo Công giáo ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Xã hội học số 1(49).

Nguyễn Thị Ngọc Anh. 2018. “Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người Công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Cổ Nhuế Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội). Trang 51. Luận văn thạc sĩ Xã hội học. Đại học quốc gia Hà Nội. Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

Từ điển xã hội học Oxford. 2012. Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và nhân văn.

Trần Thu Hương. 2012. “Vấn đề nhập cư ở EU hiện nay: Thực trạng và chính sách”. Nghiên cứu quốc tế số 4 (91).

Giáo lý giáo hội Công giáo. 2004. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172