Tạm thời hay bền vững: sinh kế nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa ở một xã đồng bằng Bắc bộ Việt Nam

Lâm Minh Châu

Abstract


Thông qua trường hợp một xã nông thôn miền Bắc Việt Nam, bài viết này phản biện hai quan điểm phổ biến trong các nghiên cứu hiện nay về vai trò của các sinh kế nông thôn “truyền thống” như trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa. Một quan điểm cho rằng các sinh kế đó sẽ không còn giá trị và sớm bị thay thế bởi các sinh kế hiện đại gắn liền với nền văn minh công nghiệp. Quan điểm khác cho rằng các sinh kế truyền thống sẽ tiếp tục tồn tại nhưng chỉ là tạm thời, và sớm muộn sẽ bị thay thế hoàn toàn khi người dân nông thôn yên tâm với nghề công nhân và quyết định gắn bó lâu dài với môi trường công nghiệp. Bài viết cho thấy mặc dù người dân địa phương coi nghề công nhân là sinh kế quan trọng để nâng cao thu nhập, họ vẫn duy trì các sinh kế truyền thống như là “giải pháp an toàn” để thích nghi với sự bấp bênh của môi trường công nghiệp. Quan trọng hơn, với họ, các sinh kế đó không phải là giải pháp tạm thời, mà chính là nền tảng lâu dài cho tương lai phía trước.

Ngày nhận 12/12/2017; ngày chỉnh sửa 14/3/2018; ngày chấp nhận đăng 21/6/2018


Keywords


Sinh kế; nông thôn; công nghiệp hóa; phát triển bền vững; Việt Nam

Full Text:

 Subscribers Only

References


Angie, Ngọc Trần. 2012. “Vietnamese Textile and Garment Industry in the Global Supply Chain: State Strategies and Workers’ Responses.” Institutions and Economies 4 (3): 123-50.

Bardhan, Pranab. 2011. “Industrialization and the Land Acquisition Conundrum.” Development Outreach 13 (1): 54-57.

Cai, Yongshun. 2003. “Collective Ownership or Cadres’ Ownership? The Non-Agricultural Use of Farmland in China.” The China Quarterly 175: 662-80.

Chan, Anita. 2001. China’s Workers under Assault: The Exploitation of Labor in a Globalizing Economy. New York: M.E. Sharpe.

Chan, Kam Wing. 2010. “The Global Financial Crisis and Migrant Workers in China: ‘There Is No Future as a Labourer; Returning to the Village Has No Meaning.’” International Journal of Urban and Regional Research 34 (3): 659-77.

Đặng Phong. 2005. Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945 – 2000. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam 2001. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

Đảng Cộng sản Việt Nam 2002. Nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010.

Guo, Xiaolin. 2001. “Land Expropriation and Rural Conflicts in China.” The China Quarterly 166: 422-39.

Lâm Minh Châu 2017. Đổi mới, kinh tế thị trường và hiện đại hóa: Trải nghiệm ở một làng nông thông Bắc Bộ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

Lâm Minh Châu 2018. “Actively Cautious: Industrialization and Rural Livelihood Choices in Contemporary Northern Vietnam.” South East Asia Research 26 (1): 21-37.

Lâm Thanh Bình. 2008. “Tình hình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và một số vấn đề tâm lý - xã hội nảy sinh.” Tạp chí Tâm lý học 7 (112): 26-30.

Levien, Michael. 2012. “The Land Question: Special Economic Zones and the Political Economy of Dispossession in India.” Journal of Peasant Studies 39 (3-4): 933-69.

Lê Du Phong (chủ biên). 2007. Thu nhập, đời sống,việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Ngai, Pun. 2003. “‘Subsumption or Consumption? The Phantom of Consumer Revolution in "Globalizing" China.” Cultural Anthropology, 18 (4): 469-92.

Ngai, Pun. 2005. Made in China: Women Factory Workers in a Global Workplace. Durham: Duke University Press.

Nghiem Lien Huong. 2004. “Female Garment Workers: The New Young Volunteers in Vietnam’s Modernization.” Pp. 297-324. In Social Inequality in Vietnam and the Challenges to Reform, Taylor, P. (ed). Singapore: Institute of Southeast Asian Studies,.

Nguyễn Văn Sửu. 2009. “Industrialization and Urbanization in Vietnam: How Appropriation of Agricultural Land Use Rights Transformed Farmers’ Livelihoods in a Peri-Urban Hanoi Village?” Final Report of EADN Individual Research Grant Project.

Trương Giang Long. 2007. “Giai cấp công nhân Việt Nam - thực trạng và suy ngẫm.” Tạp chí Cộng sản 23 (143): 34-5.

Vũ Văn Phúc. 2015. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” Tạp chí Cộng sản, 10 (2015): 34-8.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i3.364

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172