Vốn xã hội của người Tày, Nùng ở một xã miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay (nghiên cứu thông qua cuốn sổ gia đình và sổ hàng phường)

Lý Viết Trường

Abstract


Bài viết sử dụng lý thuyết Vốn xã hội của Pierre Bourdieu để tiếp cận khía cạnh vốn xã hội của người Tày, Nùng ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu này lấy cuốn sổ gia đình và cuốn sổ hàng phường làm nguồn tư liệu nghiên cứu chính, bên cạnh đó là những tư liệu thu thập được trong quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu từ tháng 02/2014 đến tháng 02/2017. Những thông tin ghi chép trong cuốn sổ gia đình và sổ hàng phường chính là bằng chứng rõ nét phản ánh việc thiết lập, duy trì và mở rộng mạng lưới xã hội của cộng đồng người Tày, Nùng ở xã Thạch Đạn. Dựa vào cuốn sổ gia đình và sổ hàng phường, cùng những tài liệu điền dã bài, viết tập trung trình bày một số vấn đề cơ bản của vốn xã hội như mạng lưới xã hội, mối quan hệ biếu tặng “có đi có lại” và sự biến đổi của vốn xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Chính vốn xã hội này cùng với các loại vốn khác đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của cộng đồng Tày, Nùng từ trong truyền thống đến hiện tại.

Ngày nhận 01/3/2017; ngày chỉnh sửa 16/10/2017; ngày chấp nhận đăng 01/12/2017



Keywords


Biếu tặng; mạng lưới xã hội; sổ gia đình; sổ hàng phường; vốn xã hội.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Đào Duy Anh. 2005. Việt Nam đất nước qua các đời. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Hoàng Páo. 2012. Văn hóa Lạng Sơn: Địa dư chí- văn bia-câu đối. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Đinh Đức Tiến, Lý Viết Trường. 2017. “Tương trợ trong tang ma của người Tày, Nùng: quá trình biến đổi từ “vàn công” đến hàng phường (Nghiên cứu trước hợp xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), Trong sách Việt Nam trong chuyển đổi: các hướng tiếp cận liên ngành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Minh Anh. 2012. “Tương trợ cộng đồng trong cưới xin và tang ma của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học 5&6, 35-45.

Lê Thị Thỏa. 2015. “Tang ma của người Tày ở thôn Pò Cại: Truyền thống và biến đổi”. Tạp chí Dân tộc học 4&5 (192): 93-101.

Lương Hồng Quang. 2010. “Các tổ chức phi quan phương trong làng-xã vùng châu thổ Bắc Bộ (Trường hợp hội đồng niên)”, Trong sách Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những tiếp cận nhân học, Quyển 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Lương Hồng Quang. 2011. Câu chuyện làng Giang (các khuynh hướng, giá trị và khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lương Văn Hy. 2010. “Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam”, Trong sách Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những tiếp cận nhân học, Quyển 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Lý Viết Trường. 2016. Tổ chức hàng phường: một hình thức tương trợ trong tang ma của người Tày, Nùng. Hà Nội. Khóa luận Tốt nghiệp Đại học, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Lý Viết Trường. 2017a. “Tổ chức hàng phường và tính cố kết tộc người trong cộng đồng Tày, Nùng ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”. Tạp chí Dân tộc học 4: 30-37.

Lý Viết Trường. 2017b. Tri thức dân gian trong quản lý xã hội (Trường hợp tổ chức hàng phường của người Tày, Nùng xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật.

Nguyễn Anh Tuấn. 2011. ““Sổ nợ đời”-vốn xã hội: định đề giới hạn về trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể (Tiếp cận Nhân học từ một đám ma ở làng Nùng Phàn Slình, tỉnh Thái Nguyên)”. Tạp chí Dân tộc học: 5: 25-34.

Nguyễn Đình Đầu. 2013. Việt Nam quốc hiệu & cương vực: Hoàng Sa-Trường Sa. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ.

Nguyễn Hải Hà. 2015. Quà và vốn xã hội ở một làng ven sông Đáy (Nghiên cứu trường hợp làng La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội). Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp đại học, Ngành Nhân học.

Nguyễn Quý Thanh chủ biên. 2016. Phép đạc tam giác về vốn xã hội của người Việt Nam: mạng lưới quan hệ-lòng tin-sự tham gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Tuấn Anh. 2011. “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Xã hội học 3: 9-17.

Nguyễn Tuấn Anh. 2012. “Quan hệ họ hàng-một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”. Tạp chí Nghiên cứu Con người 1: 48-61.

Soucy Alexander. 2010. “Mời cưới ở Hà Nội và quản lý các mối quan hệ”, Trong sách: Nhiều tác giả, Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những tiếp cận nhân học. Quyển 1. Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Tessier Olivier. 2010. ““Giúp đỡ” và tương trợ trong cộng đồng làng quê ở miền Bắc Việt Nam: Quan hệ giữa tình đoàn kết và sự phụ thuộc”. Trong sách Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những tiếp cận nhân học, Quyển 1. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin. 1999. Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Woolcock Michael-Narayan Deepa. 2016. “Vốn xã hội: gợi ý cho lý thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển”. Tạp chí Văn hóa Dân gian 5 (167): 58-70.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i6.294

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172