Tính tôn giáo của tín đồ Phật giáo ở Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Hằng

Abstract


Nghiên cứu tính tôn giáo ở tín đồ Phật giáo dựa trên lý thuyết năm yếu tố và thang đo Trọng tâm tôn giáo của Huber và cộng sự (2012). Mẫu nghiên cứu gồm 472 tín đồ Phật giáo, gồm 45 tu sĩ và 427 cư sĩ thuộc bốn đạo tràng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình tính tôn giáo của khách thể nghiên cứu là: M = 3.73, SD = .824, trong đó, tính tôn giáo biểu hiện cao nhất ở lý tưởng tôn giáo và thấp nhất ở trải nghiệm tôn giáo. Các biến số nhân khẩu và tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến tính tôn giáo của tín đồ Phật giáo. Cụ thể, tu sĩ, những người đã quy y, những người quy y trên 10 năm, thường xuyên thực hành Phật giáo ở chùa, thực hành cùng với đạo tràng và những người tự đánh giá bản thân thay đổi tích cực có tính tôn giáo cao hơn những nhóm khác. Thực hành cá nhân và thực hành cộng đồng là hai yếu tố dự báo tốt nhất sự biến thiên của tính tôn giáo ở tín đồ Phật giáo. Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các nghiên cứu khác, đồng thời được bàn luận, mở rộng. Các gợi ý cho những nghiên cứu trong tương lai cũng được đề xuất.

Ngày nhận 21/8/2017; ngày chỉnh sửa 26/10/2017; ngày chấp nhận đăng 01/12/2017


Keywords


Tính tôn giáo; niềm tin tôn giáo; Phật giáo; tín đồ Phật giáo.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Batson, C.D., Schoenrade, P., & Ventis, W.L. 1993. Religion and the Individual: A Social-Psychological Perspective. New York: Oxford University Press.

Beit-Hallahmi, B., Argyle, M. 1997. The Psychology of Religious Behaviour, Belief and Experience. London & New York: Routledge.

Huber, S., Huber, O. W. 2012. “The Centrality of Religiosity Scale (CRS).” Religions 3: 710-724.

Joshi, S., Kumari, S. 2011. Religious beliefs and mental health: An empirical review. Delhi Psychiatry Journal, 14 (1): 40-50.

Lê Mạnh Thát. 1999. Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Lê Văn Hảo. 2009. “Tôn giáo nhìn từ Thuyết chức năng trong Tâm lý học tôn giáo và sức khỏe”. Tạp chí Tâm lý học, số 10 (127): 25-29.

Loewenthal, K.M., MacLeod, A.K., & Cinnirella, M. 2002. A women more religiuos than men? Gender defferences in religious activity among defferent religious groups in the UK. Personality and Individual Defferences, 32: 133-139.

O’Dea, T.F. 1966. The Sociology of Religion. New Jesey: Prentice Hill Inc.

Pargament, K. I. 1997. The Psychology of religion and coping: Theory, research, practice. New York/London: Guilford Press.

Wilber, K. 2000. Integral psychology: Consciousness, spirit, psychology, therapy. Boston: Shambhala.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i6.290

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172