Từ sinh kế sinh tồn sang sinh kế thị trường: Hiện trạng và thách thức của một số tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Ngô Thị Phương Lan, Hoàng Cầm

Abstract


Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường thường được xem là một phương cách hữu hiệu và thậm chí là duy nhất để người nông dân “thoát nghèo và làm giàu”. Không thể phủ nhận những thành quả do sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường đem lại cho cuộc sống của người dân ở các cộng đồng nông dân nông thôn. Phương cách sản xuất này đã tạo điều kiện cho người dân có thu nhập để hưởng thụ những tiện ích của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nếu xét ở cấp độ vi mô, việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường cũng đã khiến cho người dân phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tư liệu khảo sát thực trạng sinh kế của các tộc người thiểu số tại chỗ ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk cho thấy, tuy một số dạng thức sinh kế sinh tồn hiện vẫn được duy trì ở một chừng mực nào đó để thực hiện chức năng vốn có của mình, song sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong sinh kế của người dân tại đây. Tại điểm khảo sát ở Đắk Lắk, người dân đã tham gia tích cực và mạnh mẽ vào trồng ngô lai, trong khi ở Lâm Đồng, cà phê là cây trồng chính. Hai loại nông sản này có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu và chế biến của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trường và tính bất ổn của thị trường nông nghiệp đã làm cho người dân bị cuốn vào vòng quay sản xuất-bất ổn-nợ-sản xuất trả nợ-bất ổn-nợ chưa có lối thoát.

Ngày nhận 11/4/2017; ngày chỉnh sửa 14/7/2017; ngày chấp nhận đăng 30/8/2017


Keywords


Sinh kế; cà phê; ngô lai; sinh kế thị trường; Tây Nguyên.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Bùi Minh Đạo. 2000. Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Condominas, George. 2003. Chúng tôi ăn Rừng Đá-Thần Gôo. Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà, Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Chu Thái Sơn. 2001. “Sở hữu tài sản ở Tây Nguyên (Trường hợp dân tộc Ê-đê và Mnông)”. Tạp chí Dân tộc học 2: 7-17.

Diệp Đình Hoa. 1978. “Loại hình làm rẫy hay hình thức chinh phục đồi núi của cư dân nước ta.” Tạp chí Dân tộc học 3: 1-13.

Đào Thế Tuấn. 1995. “Kinh tế học gia đình”.Tạp chí Xã hội học 49: 9-16.

Đặng Nghiêm Vạn. 1989. “Những vấn đề xã hội hiện nay ở Tây Nguyên”, trong sách Tây Nguyên trên đường phát triển, Ủy ban Khoa học Xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội

Hà Văn Thụ. 1975. “Vài nhận xét về kinh tế nương rẫy của các nhóm dân tộc miền Tây tỉnh Quảng Trị.” Tạp chí Dân Tộc học 1: 46-58.

Henri Maitre. 2008. Rừng người Thượng-vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam, Lưu Đình Tuân dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức.

Li, Tania Murray (chủ biên). 1999. Transforming the Indonesia Uplands: Marginality, Power and Production, Canada: Harwood Academic Publisher.

Lưu Hùng. 1983. “Vài suy nghĩ về hoạt động kinh tế ruộng của người dân Hrê”. Tạp chí Dân tộc học 3: 20-33.

Lưu Hùng. 2001. “Vài nét về truyền thống quản lý và bảo vệ rừng của người Mnông (qua tìm hiểu ở huyện Lak, tỉnh Đak Lak). Tạp chí Dân tộc học 3: 6-15.

Lý Hành Sơn. 1995. “Nương rẫy truyền thống của người Dao ở Cao Bằng”. Tạp chí Dân tộc học 3: 53-58.

McElwee, Pamela. 2007. “From the Moral Economy to the World Economy: Revisiting Vietnamese Peasants in the Globalizing Era”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 3, No. 2, tr. 57-107.

Nguyễn Nam Tiến. 1976. “Đôi điểm về trồng trọt của người Cao Lan-Sán Chỉ.” Tạp chí Dân tộc học 4: 34-44.

Nguyễn Văn Huy. 1974. “Vài nét về nông nghiệp nương rẫy và những nghi lễ trong nông nghiệp của người Dao Thanh Y”. Tạp chí Dân tộc học 3: 59-67.

Nguyễn Xuân Mẫn. 1986. “Về việc đưa đồng bào dân tộc ít người tại chỗ vào nông trường.” trong sách Một số vấn đề kinh tế xã hội Tây Nguyên, Ủy ban Khoa học Xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Quách Thị Oanh. 2003. “Ảnh hưởng của thiết chế xã hội truyền thống tới hưởng dụng đất đai hiện nay ở người Mường (Nghiên cứu tại xóm Dẹ I, xã Văn Miếu huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ)”. Tạp chí Dân tộc học 4: 46-54.

Scott, James C. 1976. The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia, New Haven: Yale University Press.

Thorner, Daniel. 1966. “Chayanov’s Concept of Peasant Economy”. Trong Theory of Peasant Economy, Daniel Thorner, Basile Kerblay, R.E.F. Smith (eds).The University of Wisconsin Press

Trương Thị Hạnh. 2015. “Ứng xử với rừng của người Ê Đê trong canh tác nương rẫy.” Trong sách Từ Tây Nguyên đến Đông Nam bộ: Văn hóa Tộc người, Chủ biên Phan An. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Vũ Đình Lợi. 1996. “Những nghi lễ trong chu kỳ canh tác rẫy của người Êđê, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí Dân tộc học 1: 23-29.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i4.228

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172