Những dị biệt ở trung tâm danh ngữ tiếng Việt cổ-cận đại so với hiện nay

Vũ Đức Nghiệu

Abstract


Bài viết này nói về thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Việt và một số biến đổi của chúng từ thời tiếng Việt cổ cho đến nay. Ngữ liệu được khảo sát giúp chúng tôi đi tới một số kết luận như sau:

1- Cái gọi là loại từ trong tiếng Việt chính là các danh từ đơn vị. Chúng hoàn toàn có khả năng làm trung tâm danh ngữ.

2- Trong một số danh ngữ tiếng Việt cổ-cận đại, có hiện tượng danh từ khối không đếm được đã trực tiếp kết hợp với lượng từ ở phía trước, mà không có danh từ đơn vị ở vị trí trung tâm chính danh của danh ngữ (ví dụ: muôn [ngọn/cái …] đao, một [bài] thơ…).

3- Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng danh từ khối không đếm được lại kết hợp với định ngữ trực chỉ để chỉ cá thể (người/vật). Ví dụ: [con] rắn ấy, [đám] khói ấy

4- Trong các danh ngữ thời kỳ đó, khá phổ biến hiện tượng danh từ đơn vị cái kết hợp với danh từ chỉ động vật và danh từ đơn vị con kết hợp với danh từ chỉ bất động vật.

Ngày nay, những danh ngữ như trên đây được coi là không chuẩn mực. Chúng thể hiện những diễn biến lịch sử trong quá trình lập thức danh ngữ tiếng Việt.

Ngày nhận 09/10/2016; ngày chỉnh sửa 03/3/2017; ngày chấp nhận đăng 15/3/2017                                                 


Keywords


Từ khóa: Danh từ đơn vị; danh từ khối; danh ngữ; lượng ngữ; định ngữ trực chỉ.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Allan K., 1980. "Nouns and Countability". Lang. 56. No.3, 541-557 pp.

Cadiere L., 1958. "Syntaxe de la langue Vietnamiene". EFEO, vol. XLII. Paris: Ecole Française d’ Extrême Orient.

Cao Xuân Hạo. 1980. "Hai loại danh từ của tiếng Việt". Trang 265-304 trong sách “Tiếng Việt-mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”. 1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Cao Xuân Hạo. 1986. "Một số biểu hiện của cách nhìn Âu châu đối với cấu trúc tiếng Việt". Trang 225-264 trong sách Tiếng Việt-mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. 1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Cao Xuân Hạo. 1988. "Sự phân biệt đơn vị / khối trong tiếng Việt và khái niệm "loại từ". Trang 305-328 trong sách Tiếng Việt-mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. 1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Cao Xuân Hạo. 1992. "Về cấu trúc của danh ngữ trong tiếng Việt". Trang 329-346 trong sách Tiếng Việt-mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. 1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Cao Xuân Hạo.1998. "Ngữ đoạn và cấu trúc của ngữ đoạn". Trang 347-408 trong sách Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. 1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Cao Xuân Hạo. 1999. "Nghĩa của loại từ". Tạp chí Ngôn ngữ 2: 1-16; 3: 9-23.

Chomsky N., 1965: Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge, Mass: M.I.T. Press.

Diệp Quang Ban-Hoàng Văn Thung. 1991. Ngữ pháp tiếng Việt, tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Diệp Quang Ban. 2005. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

Đinh văn Đức. 1986. Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và THCN. (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001).

Đinh Văn Đức. 2010. Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Emeneau M.B., 1951. Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar. University of California.

Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Li Kha. 2004. "Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ 4: .24-34.

Hồ Lê. 1992. Cú pháp tiếng Việt. Quyển 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Lê Cận, Phan Thiều. 1983: Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Lê Văn Lý. 1968. Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam. Sài gòn: Trung tâm học liệu.

Lê Văn Quán. 1981. Nghiên cứu về chữ Nôm. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Kim Thản. 1963. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1-2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục, 1997.

Nguyễn Kim Thản. 1969. "An Outline of Vietnamese Grammar". Vietnamese Studies. Linguistic Essays No. 40.

Nguyễn Tài Cẩn. 1975a. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Tài Cẩn. 1975b. Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng-từ ghép-đoản ngữ). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và THCN; Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.

Nguyễn Tài Cẩn. 1998. "Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ 6.

Pelletier F.J., 1979. Mass terms: Some philosophical Problems. Dordrecht: Reidel.

Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm. 1949. Việt Nam văn phạm. Nhà xuất bản "Tân Việt".

Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê. 1963. Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam. Huế: Nhà xuất bản Đại học Huế.

Vũ Đức Nghiệu. 2001. "Ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ: Hạt dưa ..., một hạt dưa ..." Tạp chí Ngôn ngữ 11: 26-30.

Vũ Đức Nghiệu. 2006. "Góp thêm ý kiến về ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ: Hạt dưa...,một hạt dưa..." Trang 106-119 trong sách Những vấn đề ngôn ngữ học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vũ Đức Nghiệu. 2014. "Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong văn bản "Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh"". Tạp chí Ngôn ngữ 1: 3- 19.

Weinreich U., 1966. "On the Semantic Structure of Language". In: J.H. Greenberg (ed.), 142-216 pp.

Быстров И.С. Нгуен Тай Кан Станкевич Н.В., 1975. Грамматика Вьетнамского языка. Лениград.

Нгуен Тай Кан, 1976. О конструкциях типа “существительное со значением единицы измерения+существительное”. (Về các cấu trúc kiểu “Danh từ đơn vị đo lường + danh từ”).Вьетнамский лингвистический сборник. Изд. Наука, Москва. стр.163-170.

Яхонтов С.Е., 1971. Языки Китая и Юго-Востчной Азии-проблемы синтаксиса. Изд. Наука, Москва. cтр. 244-258.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i3.211

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172