Hoạt động điện ảnh của người Pháp tại Việt Nam trước năm 1945

Nguyễn Lê Phương Anh

Abstract


Từ những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, người Pháp đã mang theo kỹ nghệ điện ảnh đến Việt Nam để phục vụ cho việc tuyên truyền sứ mệnh khai hóa của họ đối với dân tộc này và cho mục đích kiếm lời. Bên cạnh đó, do đời sống kinh tế phát triển, cộng với sự hình thành các tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản ở các đô thị lớn nên tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều rạp chiếu bóng từ khá sớm. Từ đó, điện ảnh có điều kiện để ngày càng trở nên phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội Việt Nam. Góp phần trong việc đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của điện ảnh tại Việt Nam, không thể không kể đến vai trò của người Pháp. Sau khi đưa điện ảnh du nhập vào Việt Nam, người Pháp có nhiều chính sách và những hoạt động cụ thể trong việc quảng bá và phổ biến bộ môn nghệ thuật này tại đây cũng như phục vụ các mục đích chính trị khác trong quá trình cai trị thuộc địa của mình. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu, nhận xét về hoạt động phát hành, chiếu bóng cũng như các bộ phim được làm tại Việt Nam bởi người Pháp từ khi điện ảnh mới xuất hiện tại đây đến trước năm 1945.

Ngày nhận 21/4/2022; ngày chỉnh sửa 30/5/2022; ngày chấp nhận đăng 30/12/2022


Keywords


điện ảnh; người Pháp; Việt Nam.

References


Bourrin Claude. 2017. Đông Dương ngày ấy (1898-1908). Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.

Barnouw Erik. 1993. Documentary: A History of the Non–fiction Film. New York: Oxford University Press.

Cucherousse Henri. 1924. Xứ Bắc-kỳ ngày nay. Bản dịch của Trần Văn Quang. Hà Nội: Editions de l'Evell Economique.

Đinh Mỹ Linh. 2013. “Văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của điện ảnh đương đại Pháp (Sản xuất sau năm 1990)”. Trang 225-237 trong sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ tư. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.

Gibbs Jason. 1996. “Nhac Tien Chien: The Origins of Vietnamese Popular Song”. Bài phát biểu đọc tại Hội âm nhạc dân tộc học (Society for Ethnomusicology) tháng 2 năm 1996, Northern California Chapter, Davis, California.

Gibbs Jason. 2019. Rock Hà Nội - Bolero Sài Gòn: Câu chuyện tân nhạc Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Hội-Thống Vũ-Văn-Lợi. 1940. “Trước màn ảnh”. Trung Bắc Tân Văn 18: 26-28.

Không rõ tác giả. 1931. Đông Pháp 1530: 2.

Không rõ tác giả. 1933. “Cuộc thi của ‘Ngọ-báo chiếu-bóng”. Hà Thành Ngọ báo 1893: 5

Không rõ tác giả. 1935. “Một phái bộ chớp bóng sắp tới Đông Dương”. Hà Thành Ngọ báo 2243: 4.

Jeanne L.T. 1940. “Phim ‘Trọn với tình’”. Báo Sài Gòn 14340: 3.

La société Indochine-films & Cinémas. 1924. Kim-Vân-Kiều: Légende Annamite. Hanoi: Indo-chine Film.

Lý Nhân Phan Thứ Lang. 2018. Sài Gòn vang bóng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Công Hoan. 1978. Nhớ và ghi. Hà Nội: Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Nguyễn Ngọc Tiến. 2012. “Hà Nội kỳ nhân, kỳ sự - Tập 11: Rạp chiếu bóng ở Hà Nội xưa”. Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. (https://thanhnien.vn/van-hoa/ha-noi-ky-nhan-ky-su-ky-11-rap-chieu-bong-o-ha-noi-xua-315647.html). Truy cập tháng 4 năm 2022.

Nguyễn Thụy Phương. 2020. Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa: Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

Nguyễn Quân Bảo. 2008. Điện ảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Peycam Philippe M.F. 2015. Làng báo Sài Gòn 1916-1930. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Phan Ngọc. 2018. Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Phạm Duy. 1989. “Hồi ký Phạm Duy-Quyển 1: Thời thơ ấu-Vào đời”. DTV eBook-Thư Viện Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí. (https://www.dtv-ebook.com/doconline.php?hash=MTYwNDc=#epubcfi(/6/20[a1id134]!4/2[filepos98720]/2/2/1:0)). Truy cập tháng 3 năm 2022.

Phạm Ngọc Trương. 1983. “Phần Mở đầu”. Trang 17-23 trong sách Lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam (Sơ thảo). Hà Nội: Cục Điện ảnh.

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. 1923. Au sujet de la Commission de Contrôle des films cinematographiques à Hanoi. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số hồ sơ: 44948, index: D.615.

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. 1925. Au sujet de la projection du film “Le Signe de Zorro” au Cinema Place à Hanoi”. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số hồ sơ: 44952, index: D.615.

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. 1926-1927. Au sujet de la projection de certains films cinematographiques à Hanoi. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số hồ sơ: 44962, index: D.615/F.03.

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. 1927-1930. Au sujet de la censure des films cinematographiques à Hanoi. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số hồ sơ: 44975, index: D.615.

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. 1929. Interdiction du film intitulé “Les Tisserands” en Indochine. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số hồ sơ: 44974, index: D.615.

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. 1930. Interdiction de présentation au Tonkin des films cinématographiques “Les Vertige” et “Les Masque de cuir”. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số hồ sơ: 44977, index: D.615.

Roméo. 1940a. “Theo ông dàn cảnh ...”. Trung Bắc Tân Văn 8: 30-31.

Roméo. 1940b. “Trước máy quay phim ...”. Trung Bắc Tân Văn 12: 30-31.

Trần Trọng Đăng Đàn. 2010. Điện Ảnh Việt Nam: Lịch sử - Tác phẩm - Nghệ sĩ - Lý luận - Phê bình-Nghiên cứu (Tập 1). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Văn Khê. 2001. Hồi ký Trần Văn Khê, tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Trần Viết Nghĩa. 2016. Tiếp cận lịch sử từ điện ảnh Hà Nội (1954-1975). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Weghofer Beat. 2010. Cinéma Indochina: Eine (post-)koloniale Filmgeschichte Frankreichs. Germany: Verlag. Bielefld.

Wilson (Jr.) Donald Dean. 2007. Colonial Vietnam on Film: 1896 to 1926. Dissertation for the degree of Doctor of Philosophy, The University of New York.

Xuân Đài. 1958. “Nửa giờ với cô Huỳnh Khanh: Vai chánh trong phim Vụ án tình sẽ chiếu nay mai trên màn bạc Việt Nam”. Báo Màn Ảnh Sân khấu 17: 7.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i6.2107

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172