Đổi mới văn hóa và mục tiêu xây dựng nền kinh tế văn hóa ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
Abstract
Trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay, di sản, giá trị văn hóa đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Sức mạnh và tiềm năng văn hóa đang được phát huy và chuyển hóa thành “sức mạnh mềm” (soft power) nhằm củng cố tiềm lực của đất nước và góp phần nâng cao vị thế quốc gia. Qua 30 năm đổi mới, từ chỗ coi trọng, tập trung vào việc phát triển kinh tế, càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn vai trò, sứ mệnh của văn hóa. Văn hóa chính là nền tảng cốt yếu của xã hội, là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cũng cho thấy, hội nhập kinh tế tất yếu sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác. Hội nhập kinh tế khó có thể thành công nếu thiếu hội nhập văn hóa và chính trị. Hội nhập kinh tế sẽ không hiệu quả nếu không có sự phối hợp và hội nhập sâu về chính trị và văn hóa. Ngược lại, nếu không hội nhập về văn hóa, thì hội nhập kinh tế, chính trị sẽ thiếu cơ sở vững chắc. Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa, không có chiến lược bảo tồn, phát triển văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế, văn hóa và hậu quả có thể thấy được là, tính ổn định xã hội và năng lực sáng tạo của một dân tộc vì thế cũng sẽ bị triệt tiêu. Sự phát triển chung của thế giới hiện nay cho thấy, xu thế kinh tế hóa văn hóa và văn hóa hóa kinh tế đã và đang diễn ra. Từ đó, có thể dẫn đến quá trình nhất thể hóa giữa kinh tế với văn hóa để thực sự tạo nên Nền kinh tế văn hóa trong một xã hội hiện đại. Vì thế, để hướng tới xây dựng Nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần tập trung nguồn lực xây dựng Nền kinh tế văn hoá (Cultural economy) mà trọng tâm là ngành công nghiệp văn hóa với một hệ thống hay chuỗi các sản phẩm văn hóa chứa đựng lượng thông tin, tri thức và năng lực sáng tạo cao.
Ngày nhận 20/9/2016; ngày chỉnh sửa 10/5/2017; ngày chấp nhận đăng 06/6/2017
Keywords
Full Text:
Subscribers OnlyReferences
Alvin Toffler 1996. Đợt sóng thứ ba. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Báo Cứu quốc, ngày 8/10/1945.
Dương Phú Hiệp. 2009. "Quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển". Tạp chí Lý luận chính trị 12: 28-32.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1998. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa VIII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2014. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCHTƯ khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng.
Đào Thanh Trường. 2015. Hệ thống khoa học, công nghệ và Đổi mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Đặng Hữu. 2001. Phát triển kinh tế tri thức-Rút ngắn quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đặng Thiếu Ngân. 2015. "Làn sóng Hallyu trong đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay". Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 368: 39-42.
Đỗ Huy. 2015.Các giá trị văn hóa Việt Nam chuyển từ truyền thống đến hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
Francis Fukuyama. 2013. Tương lai hậu nhân loại-Hậu quả của cách mạng công nghệ sinh học. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Hà Văn Tấn. 2005. Bản sắc văn hóa Việt cổ; trong: Đến với lịch sử-văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tr.152-153.
Hoàng Khắc Nam. 2015. Chuyên đề tham gia Đề tài KX.03.04/11.15 “Tác động của tiếp biến và hội nhập văn hóa đến phát triển ở Việt Nam hiện nay” thuộc Chương trình KX.03/11-15.
Hồ Chí Minh. 2011. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương. 2012. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Jawaharlal Nehru. 1989. "Văn hóa là gì?". Báo Nhân Dân, số 2, ngày 19/2/1989.
Lê Ngọc Cường. 2012. Một vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; trong: Hội đồng lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trường. 2015. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ lý luận đến thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Michael Mandelbaum. 2016. Đường tới thịnh vượng toàn cầu. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Ngô Đức Thịnh. 2010. Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Nguyen Van Kim. 2012. Capital de connaissances et desveloppement socio-esconomique, Agnès Florin, Sylvie Guionnet et Trinh Van Tung: Les apports de Sciences humaines et sociales,Imprimerie Centrale & Service PAO, Université de Nantes, Juin 2012, p.227-234.
Nguyễn Bích Thục. 2014. "Sức mạnh văn hóa trong thời đại ngày nay". Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 355: 10.
Nguyễn Thừa Hỷ 2015. Tiếp biến văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống; trong: Một góc nhìn lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
Nguyễn Văn Giàu. 2015. Hội nhập kinh tế quốc tế-Tất yếu khách quan và đổi mới; trong: Vũ Văn Phúc-Phạm Minh Chính (Đồng Cb.): Hội nhập kinh tế quốc tế-30 năm nhìn lại. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng. 2017. Đổi mới văn hóa ở Việt Nam: Một số suy nghĩ về thành tựu, hạn chế và định hướng phát triển, trong: Việt Nam sau 30 năm đổi mới-Thành tựu và triển vọng. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Nguyễn Văn Kim. 2011. Việt Nam trong Thế giới Đông Á-Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Văn Khánh. 2016. Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Bình Minh. 2011. Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Duy Đức. 2010. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, KX.04.13/ 06-10, do Phạm Duy Đức làm Chủ nhiệm.
Phạm Duy Đức. 2016. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hoá, xây dựng con người trong giai đoạn mới. Xem http://xaydungdang.org.vn/Uploads/thuhuyen/VanhoavaConnguoi.doc. Truy cập ngày 25/3/2016.
Phạm Hồng Tung. 2010. Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn Văn hóa chính trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Ngọc Thanh. 2013. Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Thái Việt, Lý thị Hải Yến. 2012. Ngoại giao văn hóa-Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính.
Phạm Xuân Nam. 1993. Mấy vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn. 2014. Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phan Huy Lê. 2012. Tính đa tuyến, toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam, trong: Lịch sử và văn hóa Việt Nam-Tiếp cận bộ phận. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Phan Huy Lê. 2015. Di sản văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phùng Hữu Phú. 2016. Phát triển văn hóa-Sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Samuel Huntington. 2003. Sự va chạm của các nền văn minh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
Song Thành. 2015. Hồ Chí Minh-Nhà văn hóa kiệt xuất. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Thomas L. Friedman. 2008. Thế giới phẳng. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i3.209
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172