Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook từ góc nhìn nữ quyền sinh thái
Abstract
Trước những vấn đề môi trường toàn cầu, chủ nghĩa phê bình sinh thái đã trở thành một khuynh hướng nổi trội trong văn học những năm gần đây, không chỉ ở châu Âu mà cả ở châu Á. Đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của một đất nước phát triển như Hàn Quốc, có những mảnh đời vẫn phải đấu tranh để sinh tồn. Thông qua tác phẩm mang màu sắc nữ quyền sinh thái Hãy chăm sóc mẹ, Shin Kyung Sook đã đề cập đến những vấn đề của đời sống con người và xã hội Hàn Quốc những thập niên cuối thế kỷ XX một cách sâu sắc và toàn diện. Các tác phẩm của cô như một bức tranh xã hội, trong đó sự chuyển đổi giữa nông thôn và thành thị ngày càng rõ nét, cho thấy mức độ công nghiệp hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn tại Hàn Quốc và tác động của nó đến đời sống con người. Đây cũng là vấn đề chung ở các nước châu Á. Bài viết của tôi tiếp cận các tác phẩm của Shin Kyung Sook từ góc nhìn nữ quyền sinh thái, qua đó thấy được những thay đổi của hệ sinh thái nông thôn và thành thị đã tác động như thế nào đến đời sống con người.
Ngày nhận 13/12/2021; ngày chỉnh sửa 21/3/2022; ngày chấp nhận đăng 30/8/2022
Keywords
References
Aneel Salman. 2007. “Ecofeminist Movements-from the North to the South”. The Pakistan Development Review 46(4): 853-864. (https://www.researchgate.net/publication/227472284_Ecofeminist_Movements - from_the_North_to_the_South). Truy cập ngày 16/8/2022.
Cheryll Glotfelty and Harold Fromm (edited). 1996. The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology. The University of Georgia Press, Athens and London.
Karen Thornber. 2013. “Ecocritical and Literary Futures”, pp 237-258 in East Asian Ecocriticisms: A Critical Reader (Literatures, Cultures, and the Environment), ed. by Simon C. Estok and Won-Chung Kim, New York: Palgrave MacMillan.
Karen Warren. 2000. Ecofeminist Philosophy: A Western Perspective on What It Is and Why It Matters. New York. Oxford: Rowman & Littlefield Pub. Inc.
Kyung-sook Shin. 2011. Please Loof After Mom. Translated from the Korean by Chi-Young Kim. Alfred A. Knopf, New York.
Lawrence Buell, Ursula Heise, Karen Thornber. 2011. Literature and Environment. Annu. Rev. Environ. Resourc.. 36:417-40 (https://www.annualreviews.org/doi/pdf/10.1146/annurev-environ-111109-144855). Truy cập ngày 12/9/2021.
Pramod Nayar. 2010. Contemporary Literary and Cultural Theory: From Structuralism to Ecocriticism. Pearson, Delhi.
Shin Kyung Sook. 2016. Cô gái viết nỗi cô đơn. Huyền Vũ (dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
Shin Kyung Sook. 2020. Hãy chăm sóc mẹ. Lê Hiệp Lâm, Lê Nguyễn Lê dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
Simon C. Estok and Won-Chung Kim (edited). 2013. East Asian Ecocriticisms, A Critical Reader. New York: Palgrave MacMillan.
Ursula Heise. 2008. Sense of Place and Sense of Planet: The Environmental
Imagination of the Global. Oxford: Oxford UP.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i4.1379
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172