Ngôn ngữ thái độ thông qua từ xưng hô và tiểu từ tình thái trong kịch bản phim Việt Nam Bố già dưới góc nhìn ngôn ngữ đánh giá
Abstract
Khung ngôn ngữ đánh giá (appraisal framework) do Martin và cộng sự (2005) phát triển là bộ công cụ vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống để khám phá, mô tả và giải thích sắc thái ý nghĩa thông qua việc sử dụng ngôn ngữ để đánh giá, thể hiện lập trường và mối quan hệ giữa các cá nhân trong giao tiếp. Tuy nhiên, các nghiên cứu ngôn ngữ học trên ngữ liệu tiếng Việt đã chỉ ra rằng bên cạnh các từ vựng mang thông tin (content words), thái độ của người tham gia giao tiếp tiếng Việt đôi khi được thể hiện qua việc sử dụng các loại tiểu từ tình thái và từ xưng hô. Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát ngôn ngữ đánh giá thái độ trong tiếng Việt thông qua từ xưng hô và tiểu từ tình thái. Ngữ liệu được khảo sát trong nghiên cứu này là kịch bản phim Việt Nam Bố già (2021). Các từ xưng hô và tiểu từ tình thái được xác định và phân loại theo ba phạm trù Tình cảm, Đạo đức và Thẩm mỹ thuộc miền ngôn ngữ Thái độ trong khung ngôn ngữ đánh giá Martin và cộng sự (2005). Ngữ liệu được tiếp cận theo hướng kết hợp giữa định lượng và định tính. Các thống kê, phân loại định lượng làm cơ sở cho các thảo luận định tính về các sắc thái ý nghĩa dựa trên ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ xưng hô và tiểu từ tình thái thể hiện các sắc thái phù hợp khung ngôn ngữ đánh giá của Martin và cộng sự (2005). Về lý luận, kết quả nghiên cứu dẫn khởi việc bổ sung các từ chức năng vào việc phân tích ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt. Về phương pháp, nghiên cứu là bằng chứng cho khả năng vận dụng các thủ pháp của ngôn ngữ học khối liệu trong phân tích ngôn ngữ đánh giá theo khung ngôn ngữ đánh giá.
Ngày nhận 14/10/2024; ngày chỉnh sửa 21/11/2024; ngày chấp nhận đăng 31/12/2024
Keywords
References
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung. 1999. Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Diệp Quang Ban. 2004. Ngữ pháp Việt Nam - Phần câu. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Fuller Janet. 2007. “Language Choice as a Means of Shaping Identity”. Linguistic Anthropology 17(1): 105-129.
Halliday Michael. 1994. An Introduction to Functional Grammar (2nd ed.). New York: Edward Arnold.
Hồ Thị Kiều Oanh. 2009. “Một số tiểu từ tình thái biểu đạt tính lịch sự trong hành động ngỏ lời bằng tiếng Việt”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống 164: 21-26.
Luong Van Hy. 1990. Discursive Practices and Linguistic Meanings: The Vietnamese System of Person Reference. California: J. Benjamins Pub. Co.
Martin James. 2000. “Beyond Exchange: Appraisal Systems in English”. Pp. 142-175 in Evaluation in Text: Authorial Stance and the Construction of Discourse, edited by S. Hunston & G. Thompson, Oxford: Oxford University Press.
Martin James, White Peter. 2005. The Language of Evaluation: Appraisal in English. New York: Palgrave/Macmillan.
Martin James, Rose David. 2007. Working with Discourse: Meaning Beyond the Clause, (2nd ed.). California: Continuum.
Nguyễn Ngọc Bảo. 2018. Đối chiếu nguồn ngôn ngữ đánh giá tình cảm nhân vật chính trong truyện ngắn tiếng Anh và tiếng Việt. Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học So sánh Đối chiếu. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Nguyễn Bích Hồng. 2021. “Evaluative Language in Conclusion Sections of Vietnamese Linguistics Research Articles”. VNU Journal of Foreign Studies 37(3): 40–59.
Ngô Thị Bích Thu. 2014. “The Development of the Language of Evaluation in English and Vietnamese Spoken Discourse”. PhD thesis. The University of New England, Australia.
Nguyễn Thị Mỹ Lệ. 2023. Ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa tiếng Anh cấp trung học cơ sở tại Việt Nam dưới góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống. Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Ngọc Hân. 2001. “Tiểu từ tình thái cuối câu NHÉ: Hàm ý của người nói”. Tạp chí Ngôn ngữ 147: 6–8.
Nguyễn Thị Thu Hiền. 2017. “Phương thức giao tiếp với độc giả của các bài bình luận báo chí về “Hồ sơ Panama” từ góc nhìn của thuyết đánh giá”. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài 33(1): 31–37.
Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh. 2019. “Văn hóa xưng hô trong giao tiếp”. Thánh địa Việt Nam học (http://thanhdiavietnamhoc.com/van-hoa-xung-ho-trong-giao-tiep/). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
Nguyễn Văn Hiệp. 2001. “Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt”. Tạp chí Ngôn ngữ 136: 54–63.
Nguyễn Văn Khang. 2014. “Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng chúng trong giao tiếp công quyền”. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống 228: 38–47.
Phạm Văn Tình. 2022. “Xưng hô dùng chức danh trong giao tiếp xã hội hiện nay”. Tạp chí Tuyên giáo. (https://tuyengiao.vn/xung-ho-dung-chuc-danh-trong-giao-tiep-xa-hoi-hien-nay-145730). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
Phan Thị Thanh Hương. 2016. “Tiểu từ tình thái mang ý nghĩa giao tiếp trong phát ngôn tiếng Việt”. Tạp chí Khoa học Công nghệ & Thực phẩm 10: 130–135.
Trần Văn Phước. 2019. “Sự lựa chọn ngôn ngữ đánh giá tình cảm trong một số truyện ngắn Việt Nam”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống 289: 3–15.
Trương Lê Bích Trang, Võ Nguyễn Thùy Trang. 2020. “Phạm trù thang độ trong ngôn ngữ bình luận về xã hội trên báo chí tiếng Việt và tiếng Anh”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng 18(2): 42–47.
Vo Duy Duc. 2013. “Language and Ideology in English and Vietnamese Business Hard News Reporting - A Comparative Study”. 3L: The Southeast Asian Journal of English Language Studies 19(2): 1–12.
(https://core.ac.uk/reader/16388900). Accessed August 5, 2024.
Vo Lien Huong. 2020. “Thứ-Bậc (‘Hierarchy’) in the Cultural Logic of Vietnamese Interaction: An Ethnopragmatic Perspective”. Pp 119–134 in Studies in Ethnopragmatics, Cultural Semantics, and Intercultural Communication, edited by K. Mullan, B. Peeters & L. Sadow. Singapore: Springer.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i2b.13061
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172