Lý và lễ: Từ Tứ thư đến Gia lễ của Chu Hy

Nguyễn Hải Anh

Abstract


Mối quan hệ giữa triết học và nghi lễ trong tư tưởng Nho gia gắn kết mật thiết với nhau tựa hồ như hai bánh xe chung một trục. Nếu như nhân và lễ là mạch nguồn xuyên suốt dòng chảy tư tưởng của Khổng Tử, thì lý và lễ lại là hai bộ phận trọng yếu cấu thành nên học thuyết của Chu Tử. Mối quan hệ khăng khít giữa lễ và lý trong học thuyết của ông thể hiện rõ ràng nhất trong câu nói: “Lễ là tiết văn của thiên lý, nghi tắc của nhân sự”. Tinh lực bình sinh của Chu Hy đều ở tại Tứ thư, còn Gia lễ như một hướng dẫn thi hành những học thuyết đó ra đời sống của các Nho sĩ. Thế nên, những bàn luận của các nhà lý học đời sau về hai tác phẩm này cũng vượt trội hơn cả, cùng với đó là những ảnh hưởng của chúng đến tư tưởng tập tục của người dân và phần nào đã trở thành một thành tố của nền văn minh Đông Á. Ngày nay, khi nhắc đến Gia lễ, các nhà nghiên cứu thường nhìn chúng dưới góc độ là các nghi thức hay phong tục tập quán của người dân Đông Á mà quên đi “tính thiêng” truyền tải bên trong những tập tục ấy. Bài viết, do đó, đi từ những tư tưởng của Chu Hy trình bày trong Tứ thư đến những nghi thức ấn định trong Gia lễ, để thấy rõ mối quan hệ giữa lý và lễ trong học thuyết của ông cũng như ảnh hưởng tương hỗ của chúng trong dòng chảy tư tưởng và văn hóa Đông Á.

Ngày nhận 12/7/2024; ngày chỉnh sửa 13/12/2024; ngày chấp nhận đăng 31/12/2024


Keywords


Tứ thư; Gia lễ; Chu Hy; văn hóa Đông Á.

References


Bockover Mary I. 2008. “The Ren Dao of Confucius: A Spiritual Account of Humanity.” Pp 189-208 in Confucius now: Contemporary encounters with the Analects, edited by David Jones. Chicago: Open Court.

Đỗ Thận. 1925. “Quan hôn tang tế”. Nam phong tạp chí 94: 327-348.

Nguyễn Hải Anh. 2023. “Tiếp nhận Tứ thư đại toàn ở Việt Nam.” Trang 103-116 trong Kinh học Nho gia ở Việt Nam và Đông Á: Di sản và giá trị (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nguyễn Tài Đông chủ biên. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Trọng Kim. 2001. Nho giáo. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên), Vũ Việt Bằng, Phạm Thị Hường (giới thiệu, biên dịch và dịch chú). 2018. Gia lễ cổ truyền Việt Nam – Thọ Mai gia lễ. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

元)陳潞注;金曉東校點。2016。《禮記》。上海:上海古籍出版社。(Nguyên – Trần Lộ chú giải; Kim Hiểu Đông hiệu điểm. 2016. Lễ ký. Thượng Hải: Thượng Hải Cổ tịch Xuất bản xã).

宋)朱熹。2015。《四書章句集注》。北京:中華書局。(Tống – Chu Hy. 2015. Tứ thư chương cú tập chú. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục).

宋)朱熹撰;朱傑人,嚴佐之,劉永翔主編。2022。《新訂朱子全書:附外編》。上海:上海古籍出版社。(Tống – Chu Hy soạn; Chu Kiệt Nhân, Nghiên Tá Chi, Lưu Vĩnh Cao chủ biên. 2022. Tân đính Chu Tử toàn thư: Phụ ngoại biên. Thượng Hải: Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã).

日) 吾妻重二著;吳震等譯。2021.5 (2021.10重印)。愛敬與儀章:東亞視域中的《朱子家禮》。上海:上海古籍出版社。(Nhật – Ngô Thê Trùng Nhị trước; Ngô Chấn đẳng thích. 2021.5 (2021.10 trùng ấn). Ái kính dữ nghi chương: Đông Á thị vực trung đích “Chu Tử gia lễ”. Thượng Hải: Thượng Hải Cổ tịch Xuất bản xã.)

清)程樹德。2015。《論語集釋》。北京:中華書局。(Thanh – Trình Thụ Đức. 2015. Luận ngữ tập thích. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục).

文淵閣本•四庫全書書前提要•經部。2009。馬來西亞淨宗學會印贈。福峰圖書光碟有限公司。(Văn Uyên Các bản – Tứ khố toàn thư thư tiền đề yếu – Kinh bộ. 2009. Mã Lai Tây Á Tịnh tông Học hội ấn tặng. Phúc Phong đồ thư Quang Diệp Hữu hạn công ty).

儒藏精華編一九二。2018.12。北京大學《儒藏》編纂與研究中心編。北京:北京大學出版社,。(Nho tạng tinh hoa thiên 192. 2018.12. Bắc Kinh Đại học Nho tạng Biên toản dữ Nghiên cứu trung tâm. Bắc Kinh: Bắc Kinh Đại học Xuất bản xã).

儒藏精華編一二二。2020.5。北京大學《儒藏》編纂與研究中心編。北京:北京大學出版社,。(Nho tạng tinh hoa thiên 123. 2020.5. Bắc Kinh Đại học Nho tạng Biên toản dữ Nghiên cứu trung tâm. Bắc Kinh: Bắc Kinh Đại học Xuất bản xã).

吴震,(日)吾妻重二,(韓)張東宇主编。2024。東亞《家禮》文獻彙編。上海:上海古籍出版社。(Ngô Chấn, Nhật – Ngô Thê Trùng Nhị, Hàn – Trương Đông Vũ chủ biên. 2024. Đông Á “Gia lễ” Văn hiến vựng biên. Thượng Hải: Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã).

國際儒藏,韓國編四書部大學卷1。《國際儒藏,韓國編四書部》。Quốc tế Nho tạng, Hàn Quốc thiên Tứ thư bộ Đại học Quyển 1. Quốc tế Nho tạng, Hàn Quốc biên Tứ thư bộ.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i2b.13052

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172