Thời gian trong truyện cười dân gian người Việt

Đặng Quốc Minh Dương

Abstract


Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố. Trong văn học thời gian cũng được xem là nội dung, là một ý đồ nghệ thuật của nghệ sĩ. Ứng với từng thể loại thì thời gian cũng có những đặc điểm, đặc trưng riêng. Trong truyện cười dân gian người Việt thời gian trần thuật được thể hiện rõ nét qua thời gian của người kể. Nó được thể hiện khá phong phú, linh hoạt: lúc nhanh, khi chậm và cũng có khi cả nhanh - chậm phối hợp, tùy theo nội dung và có khi cả tùy thuộc vào tài nghệ, kinh nghiệm của nghệ nhân. Về thời gian được trần thuật, dân gian lựa chọn thời điểm đêm tối để các nhân vật thực hiện ý đồ của mình, qua đó phê phán, đả kích các hành động sai trái này. Thời gian được trần thuật còn được thể hiện rõ nét qua thời gian sự kiện, kể về một khoảng thời gian ngắn (một khắc, dài lắm thì cũng trong một hai tháng). Như vậy, thời gian trong truyện cười có những đặc điểm, đặc trưng riêng của nó.

Ngày nhận 13/3/2024; ngày chỉnh sửa 13/5/2024; ngày chấp nhận đăng 30/6/2024


Keywords


thời gian; truyện cười; thời gian của người kể; thời gian sự kiện; thời điểm.

References


Đào Xuân Dũng. 2009. Tình dục học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.

Đặng Quốc Minh Dương. 2023. “Sự lấp lửng về tính dục trong truyện cười dân gian”. Kỷ yếu hội thảo Khoa học xã hội và nhân văn – lần thứ I (Bùi Thanh Thảo và Huỳnh Văn Đa đồng chủ biên). Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ: 571 – 581.

Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn. 1998. Văn học dân gian Việt Nam, (tái bản). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Hoàng Tiến Tựu. 1990. Văn học dân gian Việt Nam, tập hai. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Huỳnh Vũ Lam. 2019. Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Jean Chevalier & Alain Gheerbrant. 2002. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng. (Phạm Vĩnh Cư & đồng sự dịch).

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên). 2004. Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Lê Đức Luận. 2019. Giáo trình thi phap Văn học dân gian. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Lê Đức Luận. 2023. Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Lê Thị Thanh Vy. 2021. Nghiên cứu folklore trong bối cảnh: Lý thuyết và ứng dụng (trên cứ liệu tục ngữ trong văn học Việt Nam). Luận án Tiến sĩ. Chuyên ngành Lý luận văn học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Nhiều tác giả. 1998. Kinh Thánh trọn bộ - Cựu ước và Tân ước. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Chí Bền chủ biên. 2009. Truyện cười – quyển 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Ngọc Nhuận. (Chủ biên). 2006. Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam – tập I: từ thế kỷ XV đến XVIII. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Thị Bích Hà. 2018. Giáo trình văn học dân gian Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Nguyễn Việt Hùng. 2014. “Truyện cười”. Trang 149 – 166 trong sách Giáo trình văn học dân gian, Chủ biên Vũ Anh Tuấn. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Xuân Kính. 1995. Kho tàng ca dao người Việt – tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.

Nguyễn Xuân Kính. 2004. Thi pháp ca dao. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Đình Sử. 2023. Dẫn luận thi pháp văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Văn Thịnh. 2022. Nghiên cứu ca dao-dân ca dưới góc nhìn bối cảnh (trường hợp ca dao-dân ca Đồng bằng sông Cửu Long). Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa. Chuyên ngành Văn học Việt Nam. Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

Trương Chính, Phong Châu. 1993. Tiếng cười dân gian Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Vũ Ngọc Khánh. 1995. Kho tàng truyện cười Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.

Vũ Ngọc Khánh. 2014. Kho tàng truyện cười Việt Nam - tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời Đại.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i3.11844

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172