Văn hoá đọc của học viên, sinh viên các trường công an nhân dân trong bối cảnh chuyển đổi số

Vũ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Kim Dung

Abstract


: Trong những năm gần đây việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc đã nhận được sự quan tâm lớn của Bộ Công an, đặc biệt là tại các đơn vị đào tạo lực lượng công an nhân dân ở Việt Nam. Do môi trường đào tạo mang tính đặc thù, mô hình học tập và sinh hoạt tập trung, kỷ luật theo điều lệnh thống nhất, việc sử dụng các thiết bị di động và mạng Internet theo quy định và được quản lý chặt chẽ, v.v. những điều này đã tạo nên sự khác biệt của học viên, sinh viên các trường công an nhân dân. Sự khác biệt đó có tác động lớn tới tư duy, thói quen sinh hoạt và các hoạt động học tập, rèn luyện của học viên, sinh viên. Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, từ tập quán sử dụng thông tin đến nhu cầu về hình thức và nội dung thông tin của học viên, sinh viên đã thay đổi rõ rệt. Khả năng lĩnh hội, vận dụng thông tin, tri thức qua quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu của học viên, sinh viên trong các trường công an nhân dân đòi hỏi sự thích ứng kịp thời với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trước yêu cầu của đổi mới toàn diện trong công tác đào tạo, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, văn hóa đọc giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng học viên, sinh viên tiếp nhận thông tin, tích lũy và nâng cao tri thức vào rèn luyện, học tập và vận dụng vào công việc của họ sau này.

Ngày nhận 17/09/2021; ngày chỉnh sửa 13/10/2021; ngày chấp nhận đăng 19/11/2021


Keywords


văn hoá đọc; Học viên An ninh nhân dân; Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1; Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

References


Bộ Công an. 2021. “Kế hoạch số 143/BCA-X03 ngày 08/4/ 2021 về “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nội dung đăng trong kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Bộ "Chuyển đổi số hoạt động thư viện trong Công an nhân dân: Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội.

Lê Tùng Sơn. 2015. “Phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện, Hà Nội: Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quốc hội. 2019, “Luật số 46/2019/QH14 của Quốc hội: Luật Thư viện”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=198547). Truy cập tháng 11 năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ. 2020. “Quyết định 749/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhquocgiakhac?_piref33_14737_33_14736_14736.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref33_14737_33_14736_14736.docid=4963&_piref33_14737_33_14736_14736.substract=). Truy cập tháng 11 năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ. 2021. “Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhquocgiakhac?_piref33_14737_33_14736_14736.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref33_14737_33_14736_14736.docid=5097&_piref33_14737_33_14736_14736.substract=). Truy cập tháng 11 năm 2021

Trần Thị Minh Nguyệt. 2009. “Văn hóa đọc trong xã hội thông tin”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 297: 29-30.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i5b.1095

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172