Vấn đề giáo dục nữ giới trong phong trào Văn hóa mới (1915-1923) ở Trung Quốc
Abstract
Phong trào Văn hóa mới (新文化运动),cũng được gọi là phong trào Văn hóa mới Ngũ Tứ(五四新文化运动)(1915-1923), là cuộc vận động cách tân văn hóa, tư tưởng do một bộ phận trí thức Trung Quốc phát động. Đó là các trí thức tên tuổi từng du học ở một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây như Hồ Thích, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, v.v.. Phong trào Văn hóa mới đưa ra mục tiêu tuyên truyền khoa học, dân chủ, phản đối chuyên chế, mê tín phong kiến. Trong bối cảnh đó, phong trào Văn hóa mới cũng khởi xướng một loạt các cuộc thảo luận về những vấn đề liên quan đến phụ nữ như: phản biện quan niệm truyền thống về phụ nữ, kêu gọi thay đổi chế độ gia đình và nền giáo dục nữ giới trên cơ sở bình đẳng nam nữ, khuyến khích tự do yêu đương và tự do hôn nhân, đòi quyền độc lập về nghề nghiệp và kinh tế cho nữ giới, v.v.. Trong bài viết này, người viết bước đầu tìm hiểu những quan điểm và hoạt động của phong trào Văn hóa mới về vấn đề giáo dục nữ giới, từ đó xem xét những điểm tiến bộ hoặc hạn chế trong lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục nữ giới của phong trào này.
Ngày nhận 18/5/2021; ngày chỉnh sửa 02/9/2021; ngày chấp nhận đăng 22/6/2022
Keywords
References
陈独秀,〈敬告青年〉,1915年9月15日《青年杂志》第1卷第1号创刊号。(Trần Độc Tú. 1915. “Nói với thanh niên”. Tạp chí Thanh niên số 1 quyển 1:1-6).
陈独秀,〈一九一六年〉,1916年01月15日《青年杂志》第1卷第4号。(Trần Độc Tú. 1916. “Năm 1916”. Tạp chí Thanh niên số 5 quyển 1:1-4).
陈独秀,〈男女同校与议员〉,1920年09月01日《新青年》第8卷第1号。(Trần Độc Tú. 1920a. “Nam nữ học chung trường và nghị viên”. Tân thanh niên số 1 quyển 8 mục Tùy cảm lục:1-2).
陈独秀,〈男女同校问题〉,1920年10月01日《新青年》第8卷第2号。(Trần Độc Tú. 1920b. “Vấn đề nam nữ học chung trường”. Tân thanh niên số 2 quyển 8 mục Trao đổi thư tín: 1-2).
陈东原. 1936.《中国妇女生活史》,1994第十次再版,台北,商务出版社。(Trần Đông Nguyên. 1936. Lịch sử đời sống phụ nữ Trung Quốc. Bản tái bản lần thứ 10. Đài Bắc: Nhà xuất bản Thương vụ).
陈问涛. 1921.〈提倡独立性的女子职业〉,《妇女杂志》第7卷8号,收录于中华全国妇女联合会妇女运动史研究室编 (1990) ,《五四时期妇女问题文选》,北京,中国妇女出版社。(Trần Vấn Đào. 1921. “Đề xướng nghề nghiệp có tính độc lập cho nữ giới”. Tạp chí Phụ nữ số 8 quyển 7. Trang 309-315 trong sách “Tuyển tập các bài viết về vấn đề phụ nữ thời Ngũ Tứ”. Chủ biên Ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ- Hội liên hợp phụ nữ toàn quốc Trung Hoa. 1990. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Phụ nữ Trung Quốc).
程露. 2013.〈浅析维新派的女权思想——以梁启超的女子教育思想为核心〉,《大观周刊》,第37期。(Trình Lộ. 2013. “Bước đầu phân tích tư tưởng nữ quyền của phong trào Duy Tân - lấy tư tưởng giáo dục nữ giới của Lương Khải Siêu làm trung tâm”. Đại quan châu khan kỳ 37: 275-276).
胡适,〈美国的妇人〉,1918年09月15 日《新青年》第五卷第三号。(Hồ Thích. 1918. “Phụ nữ nước Mỹ”. Tân Thanh niên số 3 quyển 5:213-224 ) .
胡适,〈李超传〉, 1919年12月1日《新潮》第2卷第2号。(Hồ Thích. 1919b. “Lý Siêu truyện”. Tân trào số 2 quyển 2:266-275).
康白情,〈大学宜首开女禁论〉,1919 年5月6日《晨报》。(Khang Bạch Tình.1919. “Bàn về đại học nên bỏ ngăn cấm nữ giới”. Thần báo số ra ngày 06/05/1919:9-11).
李达,〈女子解放论〉,1919年10月1日《解放与改造》第1卷第3号,收录于中华全国妇女联合会妇女运动史研究室编 (1990) ,《五四时期妇女问题文选》,北京,中国妇女出版社。(Lý Đạt. 1919. “Bàn về giải phóng phụ nữ”. Giải phóng và cải tạo số 3 quyển 1. Trang 35-48 trong sách “Tuyển tập các bài viết về vấn đề phụ nữ thời Ngũ Tứ”. Chủ biên Ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ - Hội liên hợp phụ nữ toàn quốc Trung Hoa. 1990. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Phụ nữ Trung Quốc).
罗家伦,〈大学应当为女子开放〉,1919年5月11日《晨报》,收录于国史馆(1999):
《罗家伦先生文存:补编》,台北,近代中国出版社。(La Gia Luân.1919a. “Đại học nên mở cửa cho nữ giới”. Thần báo số ra ngày 11/05/1919. Trang 15-17 trong sách Các bài viết của La Gia Luân tiên sinh: bản biên tập bổ sung, Chủ biên Quốc sử quán. 1999. Đài Bắc: Nhà xuất bản Trung Quốc cận đại.
罗家伦,〈女子解放〉.1919年5月11日《新潮》第2卷第1号。 (La Gia Luân. 1919b. “Giải phóng phụ nữ”. Tân trào số 1 quyển 2:1-21).
琴韵女士.1919.〈妇女解放的首要办法——要求教育解放〉,1919年12月08日《晨报》。(Cầm Vận nữ sĩ. 1919. “Biện pháp quan trọng hàng đầu của giải phóng phụ nữ- yêu cầu giải phóng về giáo dục”. Thần báo số ra ngày 08/12/1919:15-18).
谭红霞 . 2009.〈求异与趋同:中国女性高等教育的变迁与反思〉,《江苏高教》第3期 。(Đàm Hồng Hà. 2009. “Theo đuổi khác biệt để hướng tới tương đồng: Nhìn lại những biến chuyển của nền giáo dục bậc cao dành cho nữ giới ở Trung Quốc”, tạp chí Giáo dục cao đẳng Giang Tô, kỳ 3:135-138).
吴曾兰,〈女权评议〉,1917年6月1日《新青年》第3卷第4号。(Ngô Tăng Lan. 1917. “Bàn về nữ quyền”, 01/06/1917. Tân thanh niên số 4 quyển 3 mục Trao đổi thư tín: 1-5).
徐彦之,〈北京大学男女共校记〉,1919年04月15日《少年世界》第1卷第7期,收录于中华全国妇女联合会妇女运动史研究室编. 1990. ,《五四时期妇女问题文选》,北京,中国妇女出版社。(Từ Nhan Chi. 1919. “Ghi chép về việc nam nữ học chung trường ở Đại học Bắc Kinh”. Thế giới trẻ kỳ 7 quyển 1. Trang 262-275 trong sách “Tuyển tập các bài viết về vấn đề phụ nữ thời Ngũ Tứ”. Chủ biên Ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ - Hội liên hợp phụ nữ toàn quốc Trung Hoa. 1990. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Phụ nữ Trung Quốc).
杨朝声,〈男女社交公开〉,1919年04月15日《新青年》第6卷第4号。(Dương Triều Thanh. 1919. “Nam nữ giao tiếp xã hội công khai”. Tân thanh niên số 4 quyển 6:439-440).
叶绍钧,〈女子人格问题〉,1919年2月1日《新潮》第1卷第2号。(Diệp Thiệu Quân. 1919 “Vấn đề nhân cách phụ nữ”. Tân trào số 2 quyển 1: 252-259).
张丽杰. 2009.〈中国古代女子教育对当今女子教育的启示〉,《内蒙古师范大学学报》,第22卷第11期,2009年11月。(Trương Lệ Kiệt.2009. “Giáo dục nữ giới ở Trung Quốc thời cổ đại và những gợi ý cho giáo dục nữ giới thời hiện đại”. Học báo Đại học Sư phạm Nội Mông cổ kỳ 11 quyển 22:19-21).
张莲波. 2006.《中国近代妇女解放思想历程》(河南:河南大学出版社,2006 年) (Trương Liên Ba. 2006. Lịch trình tư tưởng giải phóng phụ nữ Trung Quốc cận đại. Hà Nam: Nhà xuất bản Đại học Hà Nam).
周炳琳,〈开放大学与妇女解放〉,1919年10月15日《少年中国》第1卷第4期,收录于中华全国妇女联合会妇女运动史研究室编 (1990) ,《五四时期妇女问题文选》,北京,中国妇女出版社。 (Chu Bính Lâm. 1919. “Mở cửa đại học và giải phóng phụ nữ”. Trung Quốc trẻ kỳ 4 quyển 1. Trang 257-258 trong sách “Tuyển tập các bài viết về vấn đề phụ nữ thời Ngũ Tứ”. Chủ biên Ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ - Hội liên hợp phụ nữ toàn quốc Trung Hoa. 1990. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Phụ nữ Trung Quốc).
中华全国妇女联合会编 (1990) ,《五四时期妇女问题文选》,北京,中国妇女出版社。(Ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ- Hội liên hợp phụ nữ toàn quốc Trung Hoa.1990 “Tuyển tập các bài viết về vấn đề phụ nữ thời Ngũ Tứ”. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Phụ nữ Trung Quốc).
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i3.1063
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172